Hãy tránh một vài câu hỏi không tinh ý khiến bầu không khí ngày Tết trở nên gượng gạo, cuộc gặp mặt trở nên nặng nề.
|
Ảnh minh hoạ.
|
Tết là dịp để mọi người gặp gỡ, trò chuyện, thăm hỏi nhau. Nhờ đó mà gắn kết các thành viên trong gia đình, dòng tộc. Nhưng có nhiều khi chỉ vì một vài câu hỏi không tinh ý lại khiến bầu không khí trở nên gượng gạo, cuộc gặp mặt trở nên nặng nề. Điển hình là 3 câu hỏi sau:
1. Bao giờ lấy chồng?
Dẫu biết rằng hỏi là vì lo lắng, quan tâm nhưng nhiều khi câu hỏi "Bao giờ lấy chồng?” lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.. Bởi nó sẽ khiến cho các cô gái (đặc biệt là những cô gái đã ngoài 30 tuổi) cảm thấy lúng túng, ngại ngùng. Có người còn cảm thấy áp lực đè nặng khi chưa có đôi, có cặp. Một người bạn của tôi từng tâm sự cứ đến tết là bạn sợ vì đi đến đâu cũng nghe câu "bao giờ lấy chồng?”. Mà chuyện lấy chồng đâu phải cứ muốn là được ngay. Nên năm nay bạn quyết định không theo ba mẹ đi thăm họ hàng, ở nhà cho yên thân.
2. Lương tháng bao nhiêu? Tết được thưởng mấy triệu?
Vào dịp tết, cứ hễ gặp nhau là các bậc phụ huynh lại bắt đầu "khoe” con mình. Có người khoe con học trường này, trường nọ. Có người khoe con mình làm được chỗ tốt, lương cao… Rồi sau đó là quay sang hỏi "Con làm một tháng được bao nhiêu tiền?” hay " Năm nay con được thưởng mấy triệu?”. Những câu hỏi này có thể khiến cuộc trò chuyện đang vui vẻ, rôm rả trở nên gượng gạo, lúng túng. Tiền lương, tiền thưởng là bí mật cá nhân của mỗi người. Đây là một câu hỏi thiếu lịch sự và kém duyên.
3. Cưới nhau lâu rồi mà sao hai đứa chưa chịu có con?
Có khá nhiều lí do khiến các cặp vợ chồng trẻ chậm có con. Nhưng dù là lí do gì thì họ vẫn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi khi có ai đó hỏi "Cưới nhau lâu rồi mà sao hai đứa chưa có con?”. Với nhiều người, câu hỏi này còn khiến họ cảm thấy đau đớn vì bản thân biết mình mắc bệnh hiếm muộn hoặc vô sinh.
Tôi nhớ đầu năm, về quê thăm họ hàng, em gái của tôi đã từng rơm rớm nước mắt khi nghe câu hỏi " Cưới nhau lâu rồi mà sao hai đứa chưa chịu có con?” từ miệng một người họ hàng. Nhìn chồng đang lúng túng bên cạnh, em vừa cười vừa trả lời "Dạ! Chắc tụi con chưa có duyên dì ơi!”. Vợ chồng em lấy nhau đã 5 năm mà mãi vẫn chưa có con dù hai vợ chồng rất trông đợi. Câu hỏi chạm đúng nỗi đau khiến em buồn, tủi thân. Năm mới vì thế cũng kém vui.
Vậy nên, để năm mới được trọn vẹn niềm vui hãy trò chuyện chân thành, cởi mở. Chúc nhau những điều may mắn, tốt lành. Chú ý tránh hỏi những câu hỏi kém duyên bạn nhé!.
(Theo VOV)
Trời se lạnh. Mưa lất phất bay. Chúng tôi lên đường đến xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu trong những ngày đầu năm mới. Từ tỉnh lộ 174 Nghĩa Lộ - Trạm Tấu, chỉ mất hơn 5 phút, chúng tôi đã đến trụ sở UBND xã nằm giữa trùng điệp núi non với những bản làng người Mông vây quanh.
Tết đến, xuân về là dịp để mỗi người, mỗi gia đình nghỉ ngơi, sum họp sau một năm làm việc cật lực. Tuy nhiên, lại có những người, tết sẽ càng làm công việc của họ bận rộn hơn, tết là không nghỉ. Đó là những người lao công, y, bác sỹ, cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an, quân đội sẵn sàng gác niềm vui, hạnh phúc riêng của mình để mang đến cái Tết bình an, ấm áp cho mọi người, mọi nhà.
Nhiều người thường nghĩ, nhà nông quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời lo đủ cái ăn đã khó thì việc làm giàu lại càng khó hơn. Thế nhưng, nay có rất nhiều nông dân bằng chính tinh thần nỗ lực, sự sáng tạo, năng động vươn lên làm giàu từ nông nghiệp để xua đi những nếp nghĩ cũ mòn.
Giáo sư Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam, qua đời sáng 14/2, mùng 3 Tết, hưởng thọ 90 tuổi.