Trạm Tấu: Giúp đồng bào vùng cao hiểu biết pháp luật

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/3/2021 | 1:58:19 PM

YênBái - Để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), thời gian qua, Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu đã có nhiều đổi mới các hình thức như: giới thiệu văn bản pháp luật, giải đáp pháp luật, trợ giúp pháp lý, hành chính tư pháp…, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân.

Việc tuyên truyền pháp luật được thực hiện hiệu quả qua hình thức sân khấu hóa. (Trong ảnh: Một tiểu phẩm tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi huyện Trạm Tấu năm 2020).
Việc tuyên truyền pháp luật được thực hiện hiệu quả qua hình thức sân khấu hóa. (Trong ảnh: Một tiểu phẩm tham gia Hội thi Hòa giải viên giỏi huyện Trạm Tấu năm 2020).

Phòng đã chủ động tham mưu giúp UBND huyện kiện toàn Hội đồng PBGDPL; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ hòa giải viên; kiểm tra việc xây dựng và quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại các xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật trong các nhà trường… với gần 300 cuộc cho 40.000 lượt cán bộ và nhân dân tham gia học tập. 

Ông Vũ Xuân Đặng - Trưởng phòng Tư pháp huyện cho biết: "Khối lượng công việc của Phòng là rất lớn, từ việc phối hợp với Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền huyện tổ chức rà soát trên 3.000 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND – UBND huyện ban hành mỗi năm; kiểm tra, rà soát gần 6.000 văn bản cấp xã, thị trấn ban hành đến tham mưu giúp huyện ban hành các văn bản như: quyết định về công nhận cấp xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; kiện toàn, bổ sung Hội đồng PBGDPL; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL… Cán bộ của Phòng thường xuyên đi cơ sở, chỉ đạo công tác PBGDPL thông qua hệ thống phát thanh, tuyên truyền miệng, băng rôn, khẩu hiệu…, giúp cán bộ tư pháp cấp xã công tác hành chính tư pháp, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân”.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ tư pháp ở các xã, thị trấn với 22 cán bộ, cơ bản được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó 19 người trình độ cử nhân luật, 2 người trình độ khác và 1 người trung cấp luật. Đội ngũ cán bộ cơ sở đảm nhiệm gần 20 đầu việc được giao như: đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, khai tử, nhận con nuôi, nhận cha, mẹ, con, thay đổi họ, tên, chữ đệm dưới 14 tuổi, cải chính ngày, tháng, năm sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân… trung bình trên 1.000 việc/năm. Công tác chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực hợp đồng giao dịch, chứng thực chữ ký… trên 50.000 việc/năm. Hoạt động hòa giải ở cơ sở với 60 tổ hòa giải với 282 hòa giải viên. Năm 2020 vừa qua, các tổ hòa giải đã hòa giải thành 107/118 vụ việc ở cơ sở. 

Nội dung tập trung vào các vụ việc tranh chấp đất đai, nguồn nước trong nhân dân, mâu thuẫn nội bộ gia đình… Các tổ hòa giải đã tuyên truyền pháp luật cho các bên nên đã hạn chế thấp nhất tình trạng đơn thư khiếu kiện vượt cấp, tạo mối đoàn kết trong gia đình và tình làng nghĩa xóm.

Thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Trạm Tấu tiếp tục đa dạng hóa công tác PBGDPL ở cơ sở, đặc biệt là các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện chặt chẽ việc đăng ký và quản lý hộ tịch và chứng thực thuộc thẩm quyền; tăng cường trợ giúp pháp lý lưu động; đẩy mạnh hoạt động các tổ hòa giải ở cơ sở…, góp phần nâng cao trình độ dân trí về mọi mặt cho người dân, để mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
 Thái Hưng

Tags Trạm Tấu đồng bào vùng cao giải đáp pháp luật

Các tin khác
Năm 2020, Mù Cang Chải có 458 lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang làm các ngành nghề như du lịch, bán hàng, nhà hàng...

Đến hết năm 2020, huyện Mù Cang Chải đã đạt và vượt mục tiêu giảm nghèo so với chỉ tiêu tỉnh, huyện giao. Kết quả đó có được là do huyện đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh, nhất là công tác đảm bảo an sinh xã hội, tạo sinh kế cho người dân có việc làm và thu nhập ổn định.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu khám bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Hiện nay, huyện Trạm Tấu có 14.425 trẻ dưới 16 tuổi, trong đó có trên 7.000 em có hoàn cảnh khó khăn; 66 trẻ khuyết tật, tàn tật; 29 trẻ mồ côi không nơi nương tựa.

Các đơn vị, người dân trên địa bàn thành phố Yên Bái ủng hộ việc tiêu thụ sản phẩm cho tỉnh Hải Dương.

Vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh Hải Dương gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các nông sản, thủy sản đang vào kỳ thu hoạch.

Cá thể giống rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô vừa được các chuyên gia thuộc Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á bẫy bắt thành công để nghiên cứu, bảo tồn

Giống loài rùa Hoàn Kiếm trên thế giới hiện đã xác định được 3 cá thể đang tồn tại, trong đó có 2 cá thể ở Việt Nam, một cá thể đang sống ở Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục