Con đường đã mở

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cũng như nhiều địa phương trong toàn tỉnh, những năm gần đây, mô hình trường bán trú dân nuôi ở huyện Trạm Tấu đang thu hút được nhiều học sinh đồng bào Mông theo học. Mô hình này không những giúp địa phương đẩy nhanh việc hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học và trung học cơ sở mà còn góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng cao.

Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú Văn Chấn chăm chỉ ôn bài ở phòng. (Ảnh: Quang Thiều)
Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú Văn Chấn chăm chỉ ôn bài ở phòng. (Ảnh: Quang Thiều)

Sinh ra trong một gia đình nghèo có tới 8 anh em, có lẽ chưa bao giờ Hờ A Lồng nghĩ mình lại được đi học. Bởi trước em, các anh, các chị cũng chỉ quanh quẩn với những đỉnh núi sau nhà, quanh năm trồng lúa nương, phát rừng làm rẫy. Cuộc sống tối tăm và nghèo khó cứ như vậy trôi qua, mọi người trong bản chẳng ai biết đến cái chữ.

Thế rồi một ngày, thầy giáo về bản vận động các gia đình cho con em đến lớp. Từ đó, nhiều trẻ em trong bản Giàng La Pán được bố mẹ cho đi học. May mắn như nhiều chúng bạn, Lồng được bố mẹ cho xuống học tận trường bán trú Khấu Ly cách nhà 22 cây số. Con đường từ bản tới trường gập ghềnh toàn dốc cao, suối sâu. Vậy mà đã 9 năm nay, đường về trường đã gắn bó với Lồng như người bạn. Được về trường học tập, Lồng cũng như nhiều bạn khác đều phải tự lập hoàn toàn. Nhưng không chỉ có Lồng mà rất nhiều học sinh người Mông ở khắp các thôn bản của xã Bản Mù như Giàng La Pán, Tà Ghênh, Háng Chi Mua, Mù Cao, Mù Thấp… cũng đến trường bán trú Khấu Ly học tập. Thầy giáo Vũ Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường PTCS Bản Mù cho biết: Năm 2001, mô hình trường bán trú dân nuôi mới được thực hiện ở Bản Mù. Lúc đầu chỉ có 40 học sinh, chủ yếu là học sinh cấp hai. Đến nay, Trường đã có 2 cơ sở bán trú dân nuôi đặt tại thôn Khấu Ly và thôn Mù Thấp với 324 học sinh. So với năm học trước, số học sinh bán trú của năm học này tăng hơn 60 em. Điều đó thể hiện nhận thức của đồng bào Mông đã đổi thay, họ mong muốn cho con em mình được đi học để nâng cao kiến thức. Song điều đó cũng đặt ra những khó khăn cho nhà trường, đó là vấn đề nơi ăn, chốn ở cho học sinh. Trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, biên chế giáo viên có hạn thì mọi sinh hoạt của học sinh bán trú đều do các em tự lập hoàn toàn. Sau mỗi buổi tan học, gian bếp nhỏ lại là nơi quây quần của hàng trăm học sinh. Vài ba em hợp thành một nhóm, với những thực phẩm đem từ nhà đến, bữa cơm đạm bạc chỉ có rau hoặc chút măng ớt, nhưng như thế cũng đã là cả một sự cố gắng rất lớn của gia đình và bản thân các em. Không những thế, chỗ ở cho các em cũng rất thiếu thốn. Gần 200 học sinh phải ở trong 2 phòng chật hẹp, giường chiếu cũ nát, ọp ẹp song các em luôn đoàn kết, thương yêu nhau như anh chị em một nhà.

Không chỉ có ở Trạm Tấu mà nhiều năm trước, việc huy động trẻ em ra lớp đúng độ tuổi là việc không đơn giản ở vùng cao. Từ khi mô hình trường bán trú dân nuôi được mở đã góp phần không nhỏ đẩy nhanh việc hoàn thành phổ cập tiểu học và tiến tới phổ cập trung học cơ sở ở Trạm Tấu. Năm học này, Trạm Tấu có 65 lớp bán trú dân nuôi với gần 1.500 học sinh. Hầu hết học sinh đều từ các thôn, bản mà đường sá đi lại khó khăn, thuộc diện gia đình nghèo, do vậy khi về học tại các trường bán trú dân nuôi, các em có nhiều điều kiện để học tập hơn. Các em không phải đóng góp một khoản nào và còn được phát sách vở, bút mực và được các thầy cô giáo, bạn bè động viên, an ủi những lúc ốm đau. Có lẽ vì thế mà số học sinh bán trú ngày càng tăng. So với năm học 2005-2006, số học sinh bán trú trong năm học này tăng hơn 264 em. Chất lượng giáo dục vùng cao cũng tăng đáng kể từ mô hình này. Nhưng đứng trước nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc ngày càng tăng thì cùng với việc đầu tư các nguồn vốn xây dựng cơ sở trường lớp, ngành giáo dục và các địa phương cũng nên quan tâm xây dựng nơi ăn, ở cho học sinh bán trú ở vùng cao để tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Sự nghiệp giáo dục ở vùng cao tuy còn nhiều khó khăn, song mô hình trường bán trú dân nuôi mà Trạm Tấu đang thực hiện đã mở ra con đường mới cho nhiều con em đồng bào Mông. Đường về trường tuy gập ghềnh, nhiều gian khó nhưng với quyết tâm, nghị lực và khát vọng của mình, các em sẽ vượt qua để đi tới ngay mai tươi đẹp hơn.

Hương Giang

Các tin khác
Học sinh đến tham quan tại Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ.

Với 10 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh sống và học tập tại mảnh đất cố đô, những tên đất, tên làng, nơi ở, đồ dùng và những câu chuyện cảm động về Người đã trở thành những di sản vô giá.

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương và bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương trao giải Nhất và Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo cho em Đỗ Quang Minh

Bộ Thông tin -Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Báo Nhi đồng vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 - năm 2024 tại Ninh Bình.

Toàn cảnh Hội nghị.

Ngày 17/5, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ Thị ủy Nghĩa Lộ đã tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập chiến đấu xã, phường trong khu vực phòng thủ năm 2024 cho các thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ thị xã.

Lễ kỷ niệm diễn ra trang nghiêm tại khu tượng đài thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước ở Quảng Bình.

Lễ kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh – đường Trường Sơn huyền thoại diễn ra trang nghiêm với sự tham dự của hàng trăm đại biểu là cựu thanh niên xung phong, đoàn viên, thanh niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục