Cần điều chỉnh một số chỉ tiêu, lộ trình thực hiện xã hội hoá các lĩnh vực xã hội

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đó là yêu cầu của đồng chí Hoàng Thương Lượng - Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và dạy nghề tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2006-2010.

Toàn tỉnh hiện có 577 trường, với 7.461 lớp học.
Toàn tỉnh hiện có 577 trường, với 7.461 lớp học.

Đề án đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao và dạy nghề tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 20/4/2007, nhằm thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực này.

Xác định xã hội hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã quán triệt thực hiện đồng bộ cả 3 mặt: tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước, đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở công lập và phát triển các cơ sở ngoài công lập.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 577 trường (tăng 12 trường so với năm học trước), 7.461 lớp (tăng 362 lớp), trên 207.800 học sinh, 147 xã có trường mầm non (tăng 7 xã)… Số lượt biểu diễn văn nghệ, chiếu phim tăng, diện phủ sóng truyền hình, phát thanh mở rộng, các chương trình phong phú và chất lượng hơn. Cơ sở vật chất, phong trào thể dục thể thao phát triển. Mạng lưới trung tâm dạy nghề hình thành ở 9/9 huyện, thị, thành phố, toàn tỉnh hiện có 21 cơ sở dạy nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối 2007 là 28,7%, trong đó đào tạo nghề đạt 12%.

Qua 2 năm thực hiện, Đề án đã huy động được sự tham gia đầu tư về vật chất của các thành phần kinh tế trong tổ chức cung ứng dịch vụ thông qua việc thành lập mới các cơ sở ngoài công lập, góp vốn, liên kết, sử dụng nguồn tiết kiệm… Mức hưởng thụ các dịch vụ về văn hoá xã hội của các tầng lớp nhân dân được nâng lên: bình quân số lần khám bệnh/người tăng (năm 2007 là 1,88 lần/người, tăng 0,05 lần so với năm trước), nhiều chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ nhân dân đều tăng.

Nhiều dịch vụ xã hội chất lượng kĩ thuật cao đã được mở ra đáp ứng nhu cầu người dân, nhất là về y tế. Một số chỉ tiêu về văn hoá, y tế, giáo dục thể thao đạt mục tiêu như số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, thôn bản, tổ dân phố văn hoá… Sự đầu tư của Nhà nước cho các hoạt động văn hoá xã hội tăng mạnh trong những năm qua, nhất là lĩnh vực giáo dục, dạy nghề và y tế. Tổng vốn bố trí cho các lĩnh vực này tăng cao giữa các năm.

Trong khu vực công lập, hầu hết các đơn vị sự nghiệp đã xây dựng được phương án thực hiện tự chịu trách nhiệm và quy chế chi tiêu nội bộ, đổi mới công tác quản lý điều hành, tăng cường tự chủ về tài chính nên các hoạt động và dịch vụ được mở rộng, năng động và hiệu quả hơn, điển hình là một số đơn vị y tế trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Các dịch vụ văn hoá xã hội khu vực ngoài công lập phát triển tương đối mạnh: đã thành lập mới được 3 trường ngoài công lập và 1 trung tâm dạy nghề ngoài công lập, hiện đang chuẩn bị điều kiện thành lập 1 cơ sở dạy nghề bậc cao đẳng ngoài công lập; số cơ sở hành nghề y tư nhân tăng với 154 cơ sở hiện nay, có 4 phòng khám đa khoa tư nhân trong đó 1 phòng khám đang đầu tư xây dựng bệnh viện tư nhân; một số doanh nghiệp đã đầu tư khai thác dịch vụ vui chơi giải trí.

Tuy nhiên, trong việc thực hiện xã hội hoá, còn tồn tại nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về hoạt động này, việc thực hiện lộ trình chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp còn chậm; qui mô các cơ sở ngoài công lập còn nhỏ, tỷ lệ cung ứng dịch vụ từ các cơ sở ngoài còn thấp… Những hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như: hệ thống luật pháp và văn bản quản lý còn nhiều bất cập, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Hoàng Thương Lượng nhấn mạnh, trong thời gian tới, cần tiếp tục coi xã hội hoá là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển văn hoá xã hội. Đồng chí yêu cầu Ban chỉ đạo xã hội hoá, trên cơ sở kết quả đạt được, khẩn trương nghiên cứu có những bổ sung, điều chỉnh hợp lý một số chỉ tiêu, lộ trình thực hiện xã hội hoá để đạt được kết quả tích cực hơn. Trước mắt, cần xem xét, nghiên cứu thận trọng việc chuyển các cơ sở công lập ra ngoài công lập, các ngành với vai trò chức năng nhiệm vụ của mình cần tích cực tham mưu cho tỉnh trong thực hiện Đề án...

P.V

Các tin khác

YBĐT - Thực hiện chủ trương xây dựng làng văn hoá, từ đầu năm 2007 đến nay, xã Tô Mậu (Lục Yên) đã ra mắt được 8 làng văn hoá. Có thể nói, các làng văn hoá ra đời có những tác động tích cực tới đời sống kinh tế, văn hoá tinh thần, cảnh quan – môi trường cũng như ý thức của người dân. Nhưng, để có những làng văn hoá thực sự văn hoá thì còn phải khắc phục nhiều hạn chế đang bộc lộ.

YBĐT - Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân xã vùng cao Lâm Thượng (Lục Yên).

YBĐT - Ở Phù Nham hiện nay, nhiều thôn bản đang dần dần có cuộc sống khấm khá như bản Chanh, Noong Ỏ… Chỉ riêng một thôn Noong Ỏ với 80 hộ dân mà thu nhập bình quân đầu người đạt 4,2 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm xuống còn 2 hộ, hộ giàu đạt 30%, hộ khá 60%; 95% số hộ có ti vi, xe máy.

Ngày 3/8, gần 1.000 người lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 4.000 doanh nghiệp trên khắp Hàn Quốc đã có cuộc gặp mặt tại Hội trường Thiên niên kỷ ở thủ đô Seoul.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục