Thành phố Yên Bái: Tập trung cứu trợ và chống phát dịch bệnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 11/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - So với ngày 10/8 nước đã rút 1,5m, tuy nhiên đến thời điểm trưa 11/8, thành phố Yên Bái vẫn còn khoảng 3.290 hộ dân bị ngập trong nước, trong đó phường Hồng hà 2.490 hộ, phường Nguyễn Thái Học 800 hộ, phường Yên Thịnh 50 hộ, phường Đồng Tâm 283 hộ...

Phương tiện duy nhất đi lại được trong vùng lũ.
Phương tiện duy nhất đi lại được trong vùng lũ.

Mưa lớn đã làm chết 2 người tại xã Tuy Lộc là vợ chồng anh Phạm Trung Tuế, thôn Tân Thành, khoảng 7g sáng 8/8 nước bắt đầu ngập tầng 1 nhà anh Tuế, cả nhà chạy lên tầng 2, lúc này anh Tuế mới nhớ ra còn chiếc máy bơm chưa kịp tháo, sợ nước ngập hỏng, anh vội xuống kéo lên thì bị điện giật. Vợ anh là chị Ninh Thị Vân, nghe tiếng chồng kêu thất thanh tưởng có chuyện gì chạy xuống nắm tay chồng kéo lên thì cũng bị điện giật chết ngay. Ngôi nhà anh ngập trong nước sâu 5m, đám ma phải làm trên đồi và chôn ngay trên đó.

Thời điểm sáng 11/8, phường Hồng Hà, Nguyễn Phúc vẫn bị cô lập bởi mênh mông nước, để tìm hiểu về cuộc sống của người dân trong vùng lũ, chúng tôi lội nước theo đại lộ Nguyễn Thái Học tiến vào trung tâm lũ của thành phố. Dọc Đại lộ, nhiều đoạn nước đã rút, để lại chỉ còn bùn, rác và những mùi hôi tanh nồng nặc.  Hai bên đường  nhiều hộ dân đang lau chùi, vét sạch bùn, đất để nhanh chóng kê lại đồ đạc ổn định cuộc sồng.  Đi được một đoạn, lại là một khoảng nước đỏ ngàu hiện ra trước mắt,  hàng chục chiếc thuyền nan, bè nứa ngược xuôi khá nhộn nhịp. Người thì chuyển đồ đến nơi an toàn, người thì trở về xem nhà cửa sau mấy ngày lánh nạn. Nhiều đồ đạc vẫn nổi lều bều trong nước.

Anh Nguyễn Văn Huy tổ 22 phường Hồng Hà vừa lội bì bõm đi mua đồ ăn về cho biết: “Nhà tôi ở đại lộ Nguyễn Thái Học, hôm trước lũ lên nhanh quá ngập toàn bộ ngôi nhà. Cũng may tài sản có giá trị đã kịp chuyển đến sân vận động, đang đợi nước mới rút để về”. Ông Lê Văn Thái 81 tuổi đường Nguyễn Du,  phường Hồng Hà cho biết: Phải mấy chục năm trở lại đây mới có trận lũ lớn như vậy, ít nhất thì cũng bằng trận lũ lịch sử năm 1971, vì mực nước cao nhất đêm 10/8 cũng xấp xỉ với ngấn của năm đó”.

Vấn đề vệ sinh môi trường, phòng tránh phát dịch bệnh là việc làm cần thiết ngay sau khi nước rút.

Theo báo cáo nhanh của Ban phòng chống lụt bão phường Hồng Hà, đến 9h30 ngày 11/8, Hồng Hà vẫn còn 2.490 hộ dân bị ngập sâu từ 1m trở lên. Phường Hồng Hà đã di dời 800 hộ nằm trong vùng có nguy cơ sản lở cao ra khỏi nơi nguy hiểm. Phường đã chuyển hàng ngàn gói mì tôm để cứu trợ khẩn cấp cho người dân. Số mì tôm trên thật không thấm vào đâu so với 2.490 hộ vẫn đang bị cô lập hoàn toàn với mọi hoạt động bên ngoài vùng lũ.

Từ UBND phường Hồng Hà do nước vẫn ngập sâu và chảy siết không thể lội tiếp, chúng tôi buộc phải thuê thuyền với giá “cắt cổ” tiến vào đường Đinh Liệt, Thanh Niên, nơi ngập úng nghiêm trọng nhất..  Các tuyến đường Đinh Liệt, Thanh Niên ...vẫn chìm trong biển nước. Mọi con đường đi ra ngoài đều bị chia cắt, phương tiện đi lại duy nhất chỉ là những chiếc thuyền, nhưng do không có phương tiện nên đến nay các hộ dân hai bên đường vẫn đang chịu cảnh bị nước cầm tù. Từ tầng 2, những cái đầu ngó ra bên ngoài với khuôn mặt hốc hác, bơ phờ, mệt mỏi vì đói và thiếu nước sạch. Chị Đinh Thị Na, số nhà 289, đường Thanh Niên oang oang gọi chúng tôi:

-Các chú mang mì tôm đến cứu trợ à!

Tôi lắc đầu hỏi:

 -Từ hôm qua các chị vẫn chưa nhận được hàng cứư trợ?'

 -Làm gì có ai đến đây mà cứu với trả không cứu.

Chị Lê Thị Ba nhà bên cạnh nói với theo: “Chúng tôi không thể rời khỏi tầng 2 suốt 2 ngày nay rồi, thức ăn không có chỉ nấu cơm tạm ăn với muối, còn ít lạc khô cũng hết từ hôm qua, nước ăn trong nhà cũng đã cạn”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hàng trăm hộ dân ở đường Thanh Niên đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nước sạch, và các nhu yếu phẩm cần thiết khác. Trong khi theo dự báo của Trung Tâm khí tượng thuỷ văn Trung ương, chiều và tối nay (11/8) các khu vực Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc tiếp tục chịu ảnh hưởng  của áp thấp nhiệt đới, có mưa vừa đến rất to, vì thế khả năng trong thời gian ngắn nước tại các khu vực thành phố sẽ rút chậm.

Vấn đề cấp bách hiện nay cần tiếp ứng khẩn cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men tới các hộ dân nằm trong vùng lũ; kiên quyết di dời những hộ dân trong khu vực nguy hiểm. Hiện tại ở một số điểm nước rút, UBND các phường đã huy động lực lượng dân quân, thanh niên hỗ trợ nhân dân chuyển đồ đạc, thu dọn nhà cửa ổn định cuộc sống. Nhân viên y tế các phường đã có mặt tại các hộ phát thuốc khử trùng nước giếng, vệ sinh nhà ở tránh để dịch bệnh bùng phát sau lũ... Các cơ quan chức năng, nhất là ngành y tế cần có biện pháp cao nhất để thực hiện vệ sinh, chống phát sinh dịch bệnh.

Anh Dũng - Văn Thông

Nước rút chậm: Hồng Hà đối mặt với khó khăn

Yên Bái đang nỗ lực đưa hàng cứu trợ về vùng lũ

Yên Bình - Nơi bão chưa qua

Yên Bái: Mưa lũ làm 35 người chết, 4 người mất tích, 19 người bị thương

Yên Bái gồng mình trong lũ

Ghi từ tâm lũ Trấn Yên

*Thành phố Yên Bái nhiều doanh nghiệp, nhà dân đang rất nguy cấp

*Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát: Yên Bái cần đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân

*Ảnh nước ngập ga Yên Bái - Hành khách rời tàu!

*Mưa lũ làm 25 người chết, 4 người mất tích

*Thành phố Yên Bái ngập trong nước

*Một số hình ảnh mưa lũ tại Yên Bái

*Yên Bái: Thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng cơn bão số 4

*Yên Bái vẫn chìm trong biển nước

Các tin khác
Nhiều tuyến đường thuộc phường Hồng Hà vẫn ngập nước.

YBĐT - Từ chiều 10/8, mưa tạnh, nước sông Hồng bắt đầu rút. Nước xuống chậm, lòng đường dần dần hiện ra. Những chiếc thuyền này bắt đầu được chuyển dần khỏi vùng lũ.

YBĐT - Sau ba ngày chống chọi với lũ, sáng nay 11/8/2008, trời đã tạch và nắng đã lên, nước đã rút, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều địa phương làng bản vẫn chìm trong nước. Hàng ngàn người dân, vùng dân cư vẫn bị cô lập với những khuôn mặt, bơ phờ, hốc hác vì đói, vì thiếu nước uống và đang trông chờ vào những chuyến hàng viện chợ từ vùng ngoài tâm lũ đưa vào.

Hót đất sạt lở bảo đảm vệ sinh môi trường sau bão lũ ở thị trấn Yên Bình.

YBĐT - Chúng tôi có mặt tại Yên Bình khi bão số 4 đã tạm ngưng. Quốc lộ 37 qua thị trấn Yên Bình, các điểm ngập gây ắch tắc giao thông trước đó đã thông xe; quốc lộ 70 (địa phận Yên Bình) cơ bản thông tuyến; đường Vĩnh Kiên - Yên Thế, giao thông đang được bảo đảm trở lại.

Hệ quả bão số 4 chưa ngừng gây ra thiệt hại lớn về người và của thì hồi 7 giờ sáng 11/8, một đợt áp thấp nhiệt đới đang ''nhăm nhe'' tiến vào phía biển Thái Bình - Thanh Hóa, vị trí tâm cách bờ biển khoảng 200 km về phía đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục