Văn Yên: Thêm những khó khăn trước năm học mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/8/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cơn bão số 4 đã đi qua nhưng hậu quả của nó để lại thật nặng nề, không chỉ với cuộc sống người dân, mà ngay cả với ngành giáo dục Văn Yên (Yên Bái) khi năm học mới đang đến gần. Mặc dù không thiệt hại nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị song những gánh nặng từ trận lũ dường như đã quá sức với nhiều gia đình. Một vài trăm nghìn để mua sách vở, tài liệu và đồ

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái) những ngày đầu năm học.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái) những ngày đầu năm học.

Để tìm hiểu về công tác chuẩn bị cho năm học mới, chúng tôi đã tìm về Lâm Giang, một trong những xã bị thiệt hại nặng nề nhất của cơn bão số 4. Sau một tuần cơn lũ đi qua nhưng trên suốt chặng đường đến Lâm Giang vẫn còn rất nhiều đoạn đường bị sạt lở với khối lượng đất đá lớn. Sau nhiều đoạn tăng bo và chuyển tuyến bằng xe ôm, cuối cùng sau hơn 2 giờ đồng hồ, chúng tôi cũng đến được Lâm Giang. Trái hẳn những gì của Lâm Giang trước đây, tất cả như một bãi chiến trường ngổn ngang, đường sá bị sạt lở, nhà cửa tan hoang, hoa màu bị vùi lấp trong bùn đất.

Chủ tịch UBND xã Lâm Giang ông Vũ Mạnh Hải cho biết: "Trong trận lũ vừa qua, Lâm Giang là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nhất về người và tài sản. Có 5 người chết, 3 người mất tích, hàng trăm ha lúa và hoa màu bị vùi lấp trong đất đá. Tuy thiệt hại về giáo dục không đáng kể nhưng thiệt hại về kinh tế rất lớn, khoảng 20 tỷ đồng. Từ những khó khăn đó nên việc chuẩn bị cho con em mình một năm học mới được trọn vẹn là một điều gần như quá sức của không ít gia đình".

Chị Nguyễn Thị Minh thôn Khe Cạn tâm sự: "Nhà có 2 cháu một đứa năm nay vào lớp 5 còn một đứa vào lớp 3. Trận lũ quét vừa qua, nhà cửa đã bị đất đá làm sập hoàn toàn, tất cả tài sản không còn gì, hiện tại gia đình phải về ở nhờ bên ngoại. Mảnh đất bị sập này không thể ở được nữa, chỉ để làm vườn. Không biết đến bao giờ gia đình mới mua được mảnh đất khác để dựng lại nhà! Việc học hành của con cái vẫn phải tiếp tục nhưng giờ không biết lấy đâu ra tiền để mua sách vở tài liệu cho các cháu". Không riêng gì gia đình chị Minh mà ngay cả với các gia đình khác như gia đình anh Hà, ông Rêu thôn Khe Trục cũng đều chung một tình cảnh khó khăn khi năm học mới của con em mình đang đến gần.

Đã hơn một tuần sau khi cơn lũ đi, cuộc sống người dân cơ bản đã đi vào ổn định, địa phương đã tiếp nhận được hàng cứu trợ từ các nơi để trao trực tiếp cho những hộ dân bị thiệt hại. Trước mắt, xã huy động tất cả nguồn lực khắc phục, sửa chữa hệ thống trường lớp, đường đảm bảo cho ngày khai giảng năm học mới. Tuy nhiên cái khó khăn nhất hiện nay của xã là sách vở, tài liệu và đồ dùng học tập cho các em học sinh gia đình bị lũ vừa qua. Nhiều gia đình đã bị thiệt hại lớn về kinh tế giờ không còn khả năng mua sắm đồ dùng học tập cho con em mình trong năm học mới này.

Không riêng gì Lâm Giang mà một số xã khác như: Lang Thíp, Lang Khay, An Bình... cũng bị ảnh hưởng nặng của trận lũ vừa qua. Do vậy để có một năm học mới trọn vẹn, địa phương cũng đang phải gồng mình khắc phục hậu quả sau lũ.

Ông Đào Anh Tuấn, Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện cho biết: "Để chuẩn bị cho năm học mới, ngay từ những ngày cuối tháng 7, phòng giáo dục huyện đã tiến hành bồi dưỡng chuyên môn cho 1.500 cán bộ, giáo viên của 4 ngành học từ bậc mầm non đến THPT. Tất cả đã sẵn sàng cho năm học mới, vậy mà trận lũ ập đến, chúng tôi không kịp trở tay!

Một vài điểm trường ở khu vực xã Tân Hợp, Hoàng Thắng và một phân hiệu ở thôn Khe Ròng xã An Bình bị sạt đất, lún nền, huyện đang tiến hành khắc phục. Thêm một khó khăn nữa cho năm học 2008- 2009 là số giáo viên cho bậc THCS thiếu khoảng 100 giáo viên trong khi số giáo viên bậc tiểu học lại thừa 30 giáo viên. Để cân đối số giáo viên thừa và thiếu này, phòng giáo dục huyện đã đưa một số giáo viên bậc tiểu học có trình độ cao đẳng đi bồi dưỡng nghiệp vụ làm nguồn kế cận, đồng thời xin thêm biên chế. Song đứng trước khó khăn như hiện nay, nguồn kinh phí vừa phải để đầu tư sửa chữa hệ thống trường lớp, mua tài liệu giảng dạy lại thêm việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên thì quả là một điều khó khăn lớn cho nghành giáo dục huyện"!

Hiện nay Văn Yên đang khẩn trương huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả đợt thiên tai này và tạo diều kiện tốt nhất cho ngày khai giảng năm học mới. Mặc dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, song với sự quyết tâm của huyện, ngành giáo dục Văn Yên, 26.865 học sinh từ bậc mầm non đến THPT sẽ bước vào năm học mới theo đúng thời gian quy định.

Thanh Tân

Các tin khác
Nơi định cư mới của đồng bào Mông thôn Bu Cao,
xã Suối Bu (Văn Chấn).

YBĐT - Sau hơn 30 phút đi theo con đường cấp phối từ trung tâm xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) ngược lên núi, chúng tôi đã đến được Khe Ron - một thôn có 100 % người Mông sinh sống. Trưởng thôn Hờ Nủ Lâu niềm nở đón tiếp và dẫn chúng tôi đi thăm một hộ dân trong bản và anh cho biết cuộc sống hiện nay của 62 hộ dân nơi đây đã có nhiều đổi mới.

Xe công nông dù đã bị cấm nhưng vẫn chạy “hồn nhiên” ngang trước
 trụ sở UBND xã Mỹ Gia (Yên Bình).

YBĐT - Với túi tiền hạn hẹp của mình, xe cũ luôn là lựa chọn tối ưu đối với nhiều người dân. Người dân không đủ tiền để mua các loại xe mới, tốt, đảm bảo tất cả các yêu cầu đăng kiểm, trong khi vẫn cần xe để hoạt động với mục đích mưu sinh. Và nếu không kiểm soát chặt chẽ thì để đáp ứng các yêu cầu đăng kiểm, nhiều người sẵn sàng dùng biện pháp tiêu cực để đối

Phòng khám đa khoa Kiên Thành huyện Trấn Yên mới được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135.

YBĐT - Nhằm giúp đỡ nhân dân các dân tộc từng bước cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, nhiều năm qua Đảng, Nhà nước, đã quan tâm đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tích cực cho công cuộc xoá đói giảm nghèo ở khắp các địa phương, trong đó nổi bật là Chương trình 135 giai đoạn I và hiện nay là Chương trình 135 giai đoạn II. Tuy nhiên, ti

Ngày 21/8, Bộ Y tế cho biết, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu vừa ký Quyết định số 29 ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục