Minh Quân: Cần huy động sức dân để khôi phục sản xuất

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cũng như nhiều địa phương khác, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên (Yên Bái) bị thiệt hại nặng nề do trận lụt vừa qua. Có 7/8 thôn của xã Minh Quân bị ngập lụt; 218/956 hộ dân bị ngập, diện tích lúa, hoa màu, rồi cả chục lò gạch ngâm trong nước. Thiệt hại nhất vẫn là các hộ có ao thả cá, có hộ bị sụp nhà hoàn toàn như gia đình ông Trần Ngọc Sơn, thôn Đức Quân…

Đoạn đê vỡ dài 80m ở thôn Liên Hiệp đã được khắc phục để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đoạn đê vỡ dài 80m ở thôn Liên Hiệp đã được khắc phục để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Được biết, diện tích sản xuất vụ mùa năm nay toàn xã trên 138 ha thì có tới 102 ha bị ngập nước. Trong đó, trên 72 ha lúa không thể khôi phục, khoảng 4-5 ha bùn đất vùi lấp phải mất vài năm nữa mới có thể đưa vào sản xuất và hiện tại, nhân dân mới khôi phục được 27 ha diện tích bị ngập. Tuy nhiên, năng suất chắc chắn sẽ không thể đạt cao.

Theo một cán bộ chuyên môn thì năng suất lúa trên diện tích được khôi phục chỉ đạt 3,7 tấn/ha. Cộng với 36 ha ruộng chưa bị ngập thì diện tích lúa của xã còn được 63 ha, năng suất bình quân vụ này ước khoảng 4 tấn/ha. Do đó, sản lượng lúa vụ mùa này sẽ là 252 tấn/4.200 khẩu, trung bình mỗi khẩu chỉ được trên 60 kg thóc. Trên 32 ha diện tích đất chuyên canh trồng màu mất trắng như: vườn dâu giống, 3.300 gốc gấc Hoa Kỳ, ngô, đao riềng và trên ngàn con gia cầm, hàng chục gia súc bị lũ cuốn trôi… Chăn nuôi thủy sản đã có 339 ao chiếm 54/tổng số 60 ha ao thả cá bị ngập. Từ nguồn thủy sản này, năm ngoái toàn xã thu được trên 3 tỷ đồng tiền lãi bán cá.

Chị Phan Thị Mai- thôn Linh Đức cho biết: gia đình nhận thầu 10 ha ao, thu hoạch như năm ngoái là 6 tấn cá, giá trung bình 15.000 đồng/kg, chị đã thu được 90 triệu đồng. Năm nay thì mất trắng. Còn anh Nguyễn Trung Cấp- thôn Linh Đức thì cũng mất mát không kém vì 10 vạn gạch mộc chuẩn bị đưa vào nung bỗng dưng bị nước nhào thành bùn đất và cả cái lò gạch cũng bị đổ. Rồi 1 ao nuôi thả cá rô phi theo dự án, 1 ao nuôi cá thịt cũng vỡ hỏng mất. Anh tâm sự: “Thực thà mà nói, vụ cá năm trước trừ gốc gia đình thu được gần năm chục triệu đồng, năm nay coi như hết thu. Không những thế còn phải xây lại vỏ lò gạch, mà không có tới sáu chục triệu đồng bỏ ra thì không xong ấy chứ!”.

Trước những khó khăn chung của cả tỉnh sau cơn lũ, Đảng bộ, chính quyền xã đã chỉ đạo nhân dân tích cực khôi phục lại sản xuất, vượt qua cơn hoạn nạn. Minh Quân cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, cứu trợ của các cấp, các tổ chức xã hội. Để từng bước khắc phục hậu quả, trước hết xã tập trung sửa chữa lại hệ thống giao thông và được sự giúp đỡ của đơn vị M74, xã đã chỉ đạo lực lượng dân quân tham gia đào đắp trên 1.400 m3 đất hoàn thành 80 m đê bị vỡ. Riêng cầu bê tông thôn Đức Quân bị vỡ trôi mất mố cầu, xã đã chỉ đạo rải tre làm sàn tạm trên mương để đảm bảo đi lại cho nhân dân. Còn lại 120 m kênh mương bê tông bị bung vỡ, trên 70 m trôi hẳn, trị giá tới 100 triệu đồng chưa thể khôi phục lại. Hiện xã chỉ có thể vận động nhân dân đóng góp công lao động, còn chủ yếu việc đầu tư xây dựng, sửa chữa phải chờ nguồn kinh phí của trên.

Đối với sản xuất nông nghiệp, ông Trần Văn Hẹ - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Số diện tích lúa bị thối, hỏng do ngập nước mà không sản xuất được ngô đông, xã đã cấp hết 2 tạ giống ngắn ngày do huyện hỗ trợ để bà con đưa vào gieo cây ngay. Phần lớn diện tích còn lại, xã vận động nhân dân khẩn trương giải phóng đất, cây màu bị chết ngập để làm vụ đông kịp thời vụ. Phấn đấu đưa cây ngô vào trồng đến hết ngày 15/9. Những diện tích ao thả cá bị vỡ, nhân dân đã khẩn trương đắp lại, đảm bảo cho vụ cá tiếp theo, nhưng rất khó khăn về giống và kinh phí đầu tư.

Khó khăn sau lũ là rất lớn, xong với ý chí phát huy tự lực tự cường, Minh Quân chỉ một phần trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, còn cần phải huy động sức dân để nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống; đó là bài học từ nhiều năm khó khăn ập đến. 

 Huy Văn - Thanh Tân

Các tin khác
Cụ Phạm Văn Bính đáng kể cho cháu nội nghe về những chiến công của mình và đồng đội được ghi trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Việt Hồng”.

YBĐT - Chiến khu Vần - một trong những tên gọi đã đi vào lịch sử, ghi dấu ấn một thời hào hùng, không thể quên của nhân dân các dân tộc Yên Bái nói chung và của nhân dân xã Việt Hồng, Vân Hội… huyện Trấn Yên (Yên Bái) nói riêng.

Diễu hành biểu dương lực lượng hưởng ứng tháng ATGT quốc gia tại TP Yên Bái.

YBĐT - Ngày 1/9, thành phố Yên Bái đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng thực hiện tháng ATGT quốc gia. Hàng ngàn cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, học sinh, thanh thiếu niên thành phố đã tham gia buổi lễ.

Những kỷ vật lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Pháp được ông Hà Văn Tích lưu giữ tại Bảo tàng hiện vật của mình.

YBĐT - Xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tiếp giáp với chiến khu cách mạng Vần - Hiền Lương, nơi Việt Minh xây dựng căn cứ du kích, làm bàn đạp đưa cán bộ, bộ đội tiến sâu vào vùng địch hậu. Những năm kháng chiến, quân và dân Đại Lịch đã kiên cường bảo vệ an toàn khu căn cứ kháng chiến.

Thầy và trò Trường THCS Lý Tự Trọng (T.X Nghĩa Lộ) tổng vệ sinh chuẩn bị cho năm học mới.
(Ảnh: Nguyễn Ngọc Thủy)

YBĐT - Từ ngày 15/8/2008, học sinh các trường tiểu học và THCS trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã tựu trường đông đủ và chính thức bước vào thực học từ ngày 25/8/2008.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục