Mù Cang Chải: Cần quan tâm và giải quyết các vấn đề xã hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong hai ngày 18 và 19/11, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà-Phó chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà cho các thầy cô và học sinh của hai trường PTCS Làng Nhì (Trạm Tấu) và trường PTCS Nậm Khắt (Mù Cang Chải) và có buổi làm việc với huyện Mù Cang Chải.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà-Phó chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra chất lượng học sinh tại trường PTCS Nậm Khắt (Mù Cang Chải).
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà-Phó chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra chất lượng học sinh tại trường PTCS Nậm Khắt (Mù Cang Chải).

Tại trường PTCS Làng Nhì (Trạm Tấu) và trường PTCS Nậm Khắt (Mù Cang Chải), đồng chí mong muốn các nhà trường tiếp tục vượt khó, phát huy những kinh nghiệm để đào tạo cho con trẻ vùng đặc biệt khó khăn; đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo môi trường thân thiên, duy trì chương trình phổ cập giáo dục; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, nhà trường và xã hội…

Làm việc tại huyện Mù Cang Chải, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà được biết: từ đầu năm đến nay, tỷ lệ học sinh bỏ học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao (tiểu học có 77 học sinh bỏ học, THCS có 253 học sinh bỏ học). Nguyên nhân chủ yếu là vì: công tác quản lý giáo dục ở các xã, thị trấn cũng như trong các trường học chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động học sinh đến trường. Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ chính quyền cơ sở, các đoàn thể, các tầng lớp nhân chưa đồng bộ, chưa xem đó là nhiệm vụ của mình.

Các bậc phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em mình. Đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu. Một bộ phận giáo viên chưa mặn mà với nghề nghiệp. Về trình độ, chuyên môn tuy đã được chuẩn hoá về ở hai cấp học mần non và tiểu học, nhưng  ngành giáo dục Mù Cang Chải vẫn chưa đánh giá được về chất lượng chuẩn của các giáo viên. Chưa có chính sách hỗ trợ, thu hút đối với giáo viên khi lên công tác tại các vùng sâu, vùng xa.

Trong lĩnh vực thực hiện đề án xây dựng kiên cố hoá trường lớp học, nhà công vụ giai đoạn 2 (2008-2012) của huyện với quy mô 181 phòng học, 256 nhà công vụ. Trong đó, năm 2008, ngành giáo dục được phê duyệt 29 phòng học, 53 nhà công vụ. Tuy nhiên đến thời điểm này đề án đang dừng lại ở khâu thiết kế, giải phóng và san gạt mặt bằng.

Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được duy trì. 10 tháng đầu năm ngành y tế đã khám được 66.617 lượt người, chữa bệnh cho 53.650 lượt người, trong đó điều trị nội trú cho 1.962 lượt người và ngoại trú 51.688 lượt người. Toàn huyện có 7 xã đăng ký xây dựng đạt chuẩn quốc gia về y tế và đã có 5 xã đạt chuẩn. Trong năm, đã cấp 38.358 thẻ, trong đó thẻ cho người nghèo là: 22.566 thẻ, thẻ 135 là 15.740 thẻ và 52 thẻ cho cựu chiến binh. Công tác giải quyết việc làm được chú trọng và đề cao nên trong 11 tháng đầu năm số lao động được giải quyết việc làm cho 689 lao động.

Theo chương trình rà soát hộ nghèo của huyện trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện có 142 hộ thoát nghèo, nhưng có 258 hộ nghèo phát sinh nâng tổng số hộ nghèo lên con số 4.742 hộ chiếm 64,3%. Bà Nguyễn Thị Minh Huệ-Trưởng Phòng Lao động thương và xã hội cho biết nguyên nhân nghèo là do: thiếu đất sản xuất; nhận thức về cách thức sản xuất còn hạn chế thiếu kinh nghiệm làm ăn, số người nghiện ma tuý cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng dẫn đến nhiều gia đình tách hộ thiếu đất..

Sau khi đi nắm bắt tình hình ở cơ sở cũng như nghe các báo cáo của huyện, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà yêu cầu huyện Mù Cang Chải trong thời gian tới phải huy động mọi nguồn lực cho việc giảm nghèo, trong đó chú trọng vào việc giảm nghèo theo hướng bền vững (trước mắt phải xây dựng và hoàn thành đề án phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2015; tập trung đầu tư điểm cho dự án giảm nghèo; tập trung công tác tuyên truyền đến từng người dân về những chính sách, kế hoạch của tỉnh và của huyện.

Trong công tác giáo dục, huyện cần rà soát lại hệ thống mạng lưới trường lớp; rà soát lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để phân loại năng lực về chuyên môn để tạo cơ sở sàn lọc đối với những giáo không đáp ứng với nhu cầu mới; tập trung phát triển mô hình bán trú dân nuôi; tăng cường công tác kiểm tra để đánh giá chất lượng giáo dục; phải giữ vững PC GDTH, THCS. Công tác y tế phải tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế ở cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ y tế yếu về chuyên môn; xây dựng trạm y tế đạt chuẩn theo hướng bền vững; tập trung tuyên truyền về pháp lệnh dân số, có biện pháp xử lý đối với những cán bộ đảng viên vi phạm. Làm tốt công tác chính sách an sinh xã hội và tập trung khắc phục những vấn đề về tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, buôn bán và tàng trữ thuốc phiện...

 

* Những năm qua, Trường THPT Nguyễn Huệ luôn duy trì phong trào thi đua: Dạy tốt, học tốt. Đội ngũ giáo viên tích cực bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm nên tỷ lệ giáo viên dạy giỏi năm sau cao hơn năm trước. Trong đợt thi đua chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, 100% giáo viên tích cực tham gia hội giảng cấp trường, có 98 giờ dạy xếp loại giỏi, 39 em đạt giải trong kỳ thi học sinh  giỏi cấp trường, 7 tập thể lớp đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Trường THPT Nguyễn Huệ tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phấn đấu trường được công  nhận đạt chuẩn Quốc gia vào năm học 2008-2009.

Văn Tuấn - Quỳnh Nga

Các tin khác
Giờ học môn Tin học của cô và trò trường tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái.

YBĐT – Với trường PTTH chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong công tác giảng dạy đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Ngoài việc giảng dạy bộ môn tin học, trường còn ứng dụng CNTT trong việc quản lý giáo viên, học sinh, trong soạn thời khóa biểu, soạn đề trắc nghiệm, sổ điểm điện tử, quản lý thư viện…

Trường THCS Tân Phượng (Lục Yên) được đầu tư xây dựng khang trang, phục vụ tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập cũng như phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo ở vùng cao.

YBĐT - Huyện Lục Yên xác định, việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong trường học; các xã, thị trấn tích cực phối hợp vận động học sinh tới lớp, giảm tối đa tỷ lệ học sinh bỏ học là giải pháp quan trọng để duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục.

YBĐT - Với 5 cán bộ y tế tại Trạm và 9 nhân viên y tế tại 9 thôn bản, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng nhiều năm trở lại đây, Trạm Y tế xã Tân Phượng, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã vượt lên khó khăn, bảo đảm việc trực khám chữa bệnh cũng như trực cấp cứu 24/24 giờ.

YBĐT - Thông qua chương trình kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn I và các chương trình mục tiêu khác, cơ sở vật chất trường, lớp học của huyện Lục Yên đã được cải thiện đáng kể, nếu như vào những năm 2000 – 2001, tỷ lệ phòng học xây của huyện mới chỉ đạt gần 40% thì nay tỷ lệ này đã đạt trên 80%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục