Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng
- Cập nhật: Thứ tư, 26/11/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Theo điều tra sơ bộ, trẻ khuyết tật trong độ tuổi giáo dục tiểu học ở tỉnh Yên Bái có 3.256 trẻ, chiếm 4,9% tổng số trẻ độ tuổi giáo dục tiểu học.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt, ngành giáo dục - đào tạo đã thành lập được Trung tâm Nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và tổ chức được 212 lớp hòa nhập trẻ khuyết tật. Có những cơ sở thành lập từ năm 1993, tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật như: Trường Tiểu học xã Âu Lâu của huyện Trấn Yên. Số trẻ khuyết tật được đến trường, lớp học tập hiện nay là 636 học sinh, đạt tỷ lệ 19,5% so với tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi giáo dục tiểu học.
Hằng năm, ngành giáo dục - đào tạo đều chỉ đạo các trường vận động trẻ khuyết tật ra lớp, phấn đấu đến năm 2010 bảo đảm 70% trẻ khuyết tật được đến trường lớp học như Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng đề ra. Cũng trong điều kiện đó, năm 2007, Sáng kiến giáo dục của Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái được Ban Điều phối Trung ương Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đánh giá cao và giao cho thực hiện Dự án “Thí điểm quy hoạch, tổ chức giáo dục trẻ thiệt thòi khuyết tật theo phương thức hòa nhập ở địa bàn thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên”.
Dự án cũng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên BáI phê duyệt, có sự phối hợp chỉ đạo của ngành giáo dục và tham gia quản lý của chính quyền địa phương. Qua điều tra trên địa bàn, hiện số trẻ khuyết tật có 28 em với độ tuổi từ 3 tuổi đến 14 tuổi. Cùng với khuyết tật khiếm thị, khiếm thính, vận động... thì đa số các em đều khuyết tật trí tuệ. Trên cơ sở tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các cụm dân cư, đến từng gia đình trẻ khuyết tật và ký kết trách nhiệm phối hợp với trường tiểu học thực hiện chăm lo giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, bảo đảm huy động triệt để số trẻ khuyết tật trong độ tuổi phổ cập giáo dục tiểu học ra lớp.
Kết quả đã có 22 em đến trường, số còn lại hoặc do chưa đến tuổi hoặc phải đi điều trị bệnh nên chưa thể đi học. Các em được tổ chức học tập, vui chơi ở trường theo phương pháp đặc thù, được khám sức khỏe và giúp đỡ điều trị, được hỗ trợ quần áo ấm, cặp sách, xe đạp... với những trường hợp thực sự khó khăn. Đối với đội ngũ thầy cô giáo cũng được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, giáo dục trẻ khuyết tật theo phương thức hòa nhập cộng đồng gồm 6 nội dung: tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ; xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân; kỹ năng giao tiếp; điều chỉnh trong dạy học hòa nhập; phát triển hành vi tích cực; sử dụng các thiết bị dạy học trong lớp học hòa nhập.
Ban Quản lý Sáng kiến giáo dục còn phối hợp với cán bộ Dự án Trẻ thiệt thòi của Sở Giáo dục - Đào tạo biên soạn cuốn sách “Một số kỹ năng dạy học đặc thù cho trẻ thiệt thòi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” dùng cho giáo viên dạy các lớp hòa nhập làm cơ sở soạn, giảng giáo dục trẻ khuyết tật. Những cán bộ, giáo viên giàu kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật của Trường Tiểu học Âu Lâu cũng được mời trao đổi kinh nghiệm, giúp cho việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất.
Qua một năm thực hiện, các giáo viên đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và đã có 4 báo cáo về chất lượng, phương pháp giáo dục đặc thù cá nhân học sinh khuyết tật dạng ngôn ngữ; dạng khiếm thính, dạng trí tuệ và dạng khó học. So với năm học 2006 – 2007 thì năm học 2007 – 2008, số học sinh cũng tăng lên. Khảo sát hai môn Toán và Tiếng Việt đầu năm học có đến gần 50% đạt khá và trung bình, còn lại là yếu. Đến cuối năm học, ở Trường Tiểu học Trần Phú và Trường Tiểu học Kim Đồng, học sinh xếp loại học lực khá tăng lên 3 em (3 lần), trung bình 16 em (tăng 1,6 lần); giao tiếp ứng xử, vận động khắc phục khó khăn khuyết tật có nhiều tiến bộ.
Dự án không chỉ giúp cho bản thân trẻ khuyết tật phát triển trí tuệ, nâng cao thể lực, cải thiện khiếm khuyết cơ quan chức năng cơ thể mà còn giúp cho người khuyết tật xóa đi mặc cảm để tự tin, bình đẳng trong giao tiếp, trong học tập và rèn luyện. Đồng thời tạo được sự chuyển biến đáng kể, làm thay đổi quan điểm và thái độ ứng xử của cộng đồng, có tinh thần trách nhiệm với việc giáo dục cho người tàn tật, đặc biệt đối với giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Thế Quynh
Các tin khác
Theo Bộ Y tế, trong vòng một tháng qua, số người mắc viêm não virus tiếp tục được ghi nhận tại 12 tỉnh, thành phố là 31 người, nâng tổng số người mắc trong cả nước từ đầu năm tới nay lên 1.115 trường hợp, với 14 ca tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số người mắc đã tăng 18,7%
YBĐT - Với 68 hộ, gần 300 nhân khẩu (chủ yếu là người dân tộc Tày), thôn Khe Ca, xã Tân Hợp (huyện Văn Yên - Yên Bái) vốn có truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
YBĐT - “Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã cố gắng học thật tốt, tiếp thu thật nhiều những kiến thức của thầy cô để mai sau trở thành một cô giáo, cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục” - đó là lời tâm sự rất chân thành của cô giáo Hoàng Thị Dung ở Trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.
YBĐT - Để hỗ trợ nhân dân, người lao động có nhu cầu học nghề và tìm kiếm việc làm ở thành phố Yên Bái và các huyện lân cận, ngày 25/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND thành phố Yên Bái tổ chức Phiên chợ việc làm năm 2008 tại khu vực Sân vận động thành phố.