Bảo vệ môi trường: Quan trọng nhất vẫn là ý thức

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tấm pa nô "Tổ dân phố 15 thực hiện tốt cam kết khu dân cư tự quản về môi trường" được treo lên đã gần một năm nhưng đến nay vệ sinh môi trường ở tổ dân phố 15, phường Cầu Thia (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) vẫn chưa được chuyển biến mấy.

Người dân tổ Pá Khết, phường Trung Tâm (thị xã Nghĩa Lộ) tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn. (Ảnh: Đức Thành)
Người dân tổ Pá Khết, phường Trung Tâm (thị xã Nghĩa Lộ) tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn. (Ảnh: Đức Thành)

Trục đường chính vào tổ vẫn còn tình trạng trâu, bò phóng uế bừa bãi và hiện tại phần nhiều các gia đình vẫn nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn. Mặc dù thả trâu dưới gầm  sàn, phân và nước thải của trâu rất mất vệ sinh nhưng bà Lò Thị Ngân - người trong tổ vẫn rất thản nhiên nói rằng: "Nhà nghèo chưa có tiền làm chuồng trại nên gia đình tôi mới để gia súc dưới gầm sàn nhưng tôi thấy cũng không bẩn lắm vì tôi cũng dọn thường xuyên". Đó là chưa kể việc nhà vệ sinh của gia đình bà chỉ là nhà tạm, nhiều lúc bà và con cháu lại phóng uế ra góc vườn - đây cũng là chuyện bình thường đối với họ.

Đầu năm  2008, tổ dân phố 15 được Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái chọn làm điểm xây dựng "Khu dân cư tự quản về bảo vệ môi trường". Người dân trong tổ đã được tập huấn về Luật Bảo vệ môi trường, được ký cam kết thực hiện "Khu dân cư tự quản về môi trường" với Ủy ban MTTQ phường với 8 nội dung cơ bản như: có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng; gia đình có vật dụng chứa nước thải, rác thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; gia đình có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định, không gây ô nhiễm cho gia đình, khu dân cư, nơi công cộng; không để khí thải mùi hôi từ các gia đình phát tán gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư…

Trên cơ sở những nội dung đó, Ủy ban MTTQ thị xã, Ủy ban MTTQ phường đã phối hợp với các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền rầm rộ tại tổ bằng pa nô, áp phích nhân dịp hưởng ứng Ngày môi trường thế giới. Đồng thời, chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ xây dựng nề nếp vệ sinh chung đường làng ngõ xóm mỗi tuần một lần. MTTQ phường tổ chức hội thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường tại khu dân cư. Tổ dân phố cũng thành lập các nhóm tự quản, mỗi nhóm gồm 5, 6 hộ gia đình nhắc nhở nhau về thực hiện công tác vệ sinh đường làng ngõ xóm chung và vệ sinh môi trường tại gia đình. Đồng thời, tổ dân phố cũng qui định mỗi hộ đào một hố rác, tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn xây dựng công trình vệ sinh nông thôn để xây dựng chuồng trại, công trình vệ sinh hợp vệ sinh…

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Quang Bình - Chủ tịch MTTQ thị xã Nghĩa Lộ thì các hoạt động này mới dừng lại ở bề nổi, chưa thực sự tạo ra cuộc cách mạng làm chuyển biến nhận thức của người dân nơi đây về giữ gìn vệ sinh môi trường. Đồng thời, rào cản lớn nhất trong công tác vệ sinh môi trường chính là ý thức trông chờ, ỷ lại của người dân muốn được hỗ trợ hoàn toàn vốn thì mới xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Vì vậy, đến thời điểm cuối năm 2008, tổ dân phố 15 mới có được 14/44 hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh, trong đó có 8 hộ vay vốn của Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn. Các hộ chưa có chuồng trại và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn cũng không chịu vay vốn để làm với lý do là không có điều kiện kinh tế. Ngay đối với việc mỗi hộ đào một hố rác để xử lý rác thải - một công việc không đòi hỏi đầu tư kinh tế là bao, thì đến nay cũng mới chỉ có 50% hộ làm được…

Như vậy, ý thức vẫn là hạn chế lớn nhất của người dân trong công tác vệ sinh môi trường. Vì thế, cần một sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn phường đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi được nhận thức và chuyển biến thành hành động cụ thể của mỗi người dân, hộ gia đình và toàn tổ dân phố. Có vậy, mới sớm đưa tổ dân phố đạt khu dân cư tự quản về vệ sinh môi trường, để từ đó nhân rộng mô hình này ra các tổ dân phố nông nghiệp khác trên địa bàn thị xã.

P.V

Các tin khác

YBĐT - Họ giáo thị trấn Yên Thế (Lục Yên - Yên Bái) có 65 hộ giáo dân, 205 nhân khẩu nằm rải đều trên 17 tổ dân phố và 3 thôn của thị trấn. Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, những năm qua bà con giáo dân thị trấn Yên Thế luôn đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, gương mẫu thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo với phương châm "Sống phúc âm trong lòng dân tộc" thể hiện bằng việc sống “tốt đời, đẹp đạo, kính Chúa yêu nước”.

Đối tượng của BHTN là công dân Việt Nam giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn với người sử dụng lao động...

Đường Nguyễn Hữu Cảnh biến thành sông sáng 15/12.

Ngay sáng sớm ngày 15/12, nước bắt đầu trồi lên từ các cống, vượt qua đê, phá vỡ bờ bao làm nhiều tuyến đường ngập sâu, khu vực ngoại thành nước làm ngập hàng trăm nhà dân. Thiết lập kỷ lục mới 1,55m (so với 1,54 m cao nhất trong 49 năm), triều cường một lần nữa tấn công người dân Sài Gòn.

Tin từ Bộ GDĐT ngày 14.12 cho biết, trong Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2008 - 2020, bộ đã giới thiệu đề án 4 trường đại học mô hình mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục