Xóa nhà dột nát ở Mường Lò (Yên Bái): Trên không dột nhưng dưới đã nát

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Huyện Văn Chấn khi ấy có 1.046 thuộc diện được hỗ trợ, trong đó có 96 căn nhà thuộc hộ chính sách. Thị xã Nghĩa Lộ có 110 căn, có 14 căn nhà thuộc diện hộ chính sách. Riêng thị xã Nghĩa Lộ thì địa bàn hoàn toàn nằm trong vùng lòng chảo Mường Lò, còn huyện Văn Chấn tuy có đến 31 xã, thị trấn nhưng số hộ nghèo được thụ hưởng đề án này tập trung rất lớn ở 9 xã trong vùng lòng chảo Mường Lò.

Ngôi nhà của bà Hoàng Thị Viên ở bản Khem xã Thạch Lương (Văn Chấn) đã sắp bị đổ.
Ngôi nhà của bà Hoàng Thị Viên ở bản Khem xã Thạch Lương (Văn Chấn) đã sắp bị đổ.

Tại thời điểm triển khai xóa nhà dột nát, vùng Mường Lò giống như một “công trường” xây dựng nhà ở. Xe ô tô tấp nập đưa tấm lợp về hỗ trợ đồng bào. Người dân trong các thôn bản nô nức giúp nhau chặt che gỗ, làm nền, dựng nhà…Nhưng có lẽ do nghèo, do bệnh phong trào, do thời gian triển khai đề án diễn ra ngắn đã khiến cho việc xóa nhà dột nát ở đây rất ào ào. ở xã Thạch Lương (Văn Chấn) rất nhiều hộ nghèo đã dùng gỗ tươi, tre tươi, tốt, xấu đưa vào làm vật liệu làm nhà.

Theo kinh nghiệm dân gian thì không được làm nhà bằng gỗ tươi, không nên chặt tre làm nhà vào mùa măng, mùa mưa vì dù có ngâm kỹ đến đâu thì vẫn dễ bị mối mọt. Vậy mà, ban chỉ đạo XNDN tại nhiều xã ở Mường Lò vẫn chỉ đạo dân chặt tre để làm nhà và cuối năm 2004 đã thấy đưa tin “niềm vui của nhiều hộ nghèo được đón tết trong ngôi nhà mới”.

Khi nêu câu hỏi rằng, sao lại làm một cách vội vàng như vậy? Nhiều lãnh đạo cơ sở xã cho rằng, nếu không làm nhanh thì không đạt tiến độ huyện giao. Còn khi hỏi người dân thì họ bảo rằng, nếu không làm thì chương trình XNDN kết thúc họ sẽ không có cơ hội được nhận 70 tấm lợp.

Mang những thắc mắc về chất lượng những ngôi nhà được hỗ trợ XNDN, trao đổi với ông chủ tịch UBND huyện Văn Chấn kiêm trưởng ban chỉ đạo XNDN của huyện lúc bấy giờ thì ông trả lời rằng: “Yên tâm! Nhà chắc chắn sẽ đảm bảo tiêu chí về độ bền từ 10 đến 15 năm trở lên và trong quãng thời gian ấy hộ nghèo không còn lo về nhà ở để tập trung vào phát triển kinh tế và làm nhà mới”.

 

Nhà sàn của ông Lò Văn Châm ở bản Sang Thái, xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ) cột bị mọt nên bóc được từng lớp.

Ông chủ tịch huyện nói như vậy, còn chúng tôi thì cho rằng kiểu làm nhà như thế này thì chắc chắn sau 5 năm sẽ có rất nhiều nhà bị hỏng. Quả là đúng như vậy, chưa đầy 5 năm khi quay lại Thạch Lương, hỏi 2 ông trưởng bản là Lò Văn Mầng - trưởng bản Nà Ban và ông Hoàng Văn Tỵ - trưởng bản Khem về thực trạng những ngôi nhà được hỗ trợ tấm lợp từ vài năm về trước thì cả hai ông đều ngao ngán: “Ôi! Hỏng hết rồi!”. Phó chủ tịch xã-Hoàng Văn Kem đưa tôi về thăm gần chục ngôi nhà ở cả hai bản, nhưng chỉ có ngôi nhà của ông Lò Văn Điền là độ bền đảm bảo. Còn lại, nhà bà Hoàng Thị Viên sắp đổ; nhà ông Đinh Văn Thắng sắp sụp mái; nhà ông Lò Văn Nhọt, ngọn cột, họng cột tre đã nứt toác…

Để kiểm tra thực tế ở các địa phương khác, chúng tôi đã về xã Thanh Lương và đến thăm hộ ông Vi Văn Hùng là hộ duy nhất của bản Khá được hỗ trợ tấm lợp, mọi người trong thôn đã rất nhiệt tình hỗ trợ nhưng ngôi nhà ông Hùng cũng khó mà đạt được độ bền 10 đến 15 năm. Đến xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ), trưởng bản Sang Thái - Lò Văn Hiệp đưa đi thăm 5 ngôi nhà được XNDN từ vài năm trước thì cũng chỉ có một nhà còn tạm được, còn lại hầu hết đã xập xệ, trong đó có nhà ông Lò Văn Châm cột gỗ mà dùng móng tay bóc được từng lớp vì mọt ruỗng. Nhà bà Lường Thị Đi ở bản Sang Đốm kế bên là nhà sàn cột gỗ lẫn cột tre giờ đã nghiêng nghiêng về một phía và bà nói: “Nhà tôi không biết có qua được mùa gió bão năm nay hay không?”.

Ông Hoàng Văn Kem cho biết, tại xã ông giờ đang triển khai một số chương trình khác về XNDN nhưng những hộ nghèo đã được hỗ trợ từ năm 2004-2005 dù nhà có bị hỏng thì vẫn phải đứng ngoài cuộc. Bởi vì, theo cách nói hài hước của một cán bộ Sở Lao động-Thương binh &Xã hội thì “nhà của họ không phải nhà dột nát mà chỉ nát chứ không dột”.

 Ngày 24/6/2004 Tỉnh uỷ Yên Bái ra Chỉ thị số 22/CT-Tu về việc giải quyết nhà ở cho hộ chính sách, hộ nghèo. Đồng thời, UBND tỉnh khẩn trương lập “Đề án XNDN cho hộ chính sách, hộ nghèo năm 2004-2005. HĐND tỉnh thông qua đề án tại kì họp thứ hai-HĐND tỉnh khoá XVI. Tính đến ngày 29/6/2005 toàn bộ 3.983 ngôi nhà thuộc đề án đã hoàn thiện. Tổng kinh phí hỗ trợ là 25.917,3 triệu đồng, vượt hơn hai tỷ đồng so với kế hoạch của đề án.

Những hộ nghèo được hỗ trợ XNDN mà tôi đã gặp, hầu hết không có cơ hội thoát nghèo. Bình quân mỗi khẩu có khoảng trên trên 3 trăm đến 4 trăm mét vuông ruộng, trong nhà không có tài sản gì đáng giá, quanh nhà không có vườn đồi, chuồng trại chăn nuôi. Tôi và ông Kem đã phì cười khi đến thăm hai nhà có chủ hộ cùng tên là Son ở bản Khem và hỏi rằng: Bác đang nghĩ cách gì để nhà mình thoát nghèo? Câu trả lời của họ rất giống nhau: “Chịu thôi! Chắc phải nhờ con cái sau này thế nào thôi!”.

Mới ngoài 40 tuổi đời mà họ đã cam chịu bó tay trước cái nghèo? Rất nhiều người khi cùng câu hỏi trên, đều trả lời rất thật là: “Chẳng biết cách nào đâu!”. Được hỏi: Nếu để thoát nghèo thì cần được giúp đỡ cái gì? Nhiều người trả lời cần vốn! Thế nhưng, nếu có vốn, tin rằng họ cũng khó mà sử dụng đồng vốn có hiệu quả, bởi vì rất nhiều người trong số đó tuổi đời mới ngoài ba bốn mươi tuổi nhưng lại mù chữ. Vì thế, khi có cả lãnh đạo xã, thôn đi cùng và khi được hỏi rằng: Có được tham dự các lớp khuyến nông, các chương trình tập huấn khác về phát triển kinh tế hay không? Họ đã trả lời: “Không được đi vì không biết chữ nên không được mời”. Điều này mâu thuẫn hẳn với việc nhiều địa phương luôn cho rằng: đối với những đối tượng trình độ dân trí thấp thì phương pháp phổ biến kiến thức sản xuất luôn được coi trọng theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”.

Trước thực trạng nêu trên, đã đến lúc các địa phương trong khu vực Mường Lò cần nghiêm túc rà soát lại thực trạng nhà ở và đời sống kinh tế-xã hội của các hộ nghèo được hỗ trợ XNDN từ 4-5 năm về trước để đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời nhất. Nếu không, cả nghìn hộ đã được hỗ trợ XNDN mà vẫn rơi vào tình trạng “nghèo lại hoàn nghèo”.   

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Đoàn viên Công đoàn Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái trong dây chuyền sản xuất.

YBĐT - Trong tổng số 172 lao động đang làm tại Công ty việc thì có đến trên 80% là lao động nữ. Bởi thế hoạt động công đoàn tại Công ty cổ phần Dược phẩm Yên Bái mang nhiều nét đặc thù, nếu không muốn nói là khác biệt và cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với những tổ chức công đoàn cơ sở khác.

Cục Y tế Dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) ngày 18-5 cho biết: Có thêm hai tỉnh là Hà Nam và Hòa Bình ghi nhận có người mắc tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả, nâng tổng số địa phương có người mắc lên thành 11 tỉnh, thành phố với tổng số 534 trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có 53 ca đã được Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư xét nghiệm dương tính với phẩy khuẩn tả.

Ở thành phố Yên Bái đã có nhiều nơi bị ngập lụt, gây tắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ năm 2008.

YBĐT- Trao đổi với phóng viên Yên Bái điện tử chiều ngày 18.5, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ huy PCLB Nguyễn Văn Bình cho biết: Ban chỉ huy PCLB tỉnh Yên Bái đã triển khai sớm các biện pháp phòng chống lụt bão tới các cấp, các ngành, địa phương. Diễn biến mưa lũ trong những ngày qua đòi hỏi các ngành, các địa phương phải nêu cao cảnh giác, chủ động các biện pháp phòng chống theo phương châm "4 tại chỗ" mà Ban chỉ huy PCLB tỉnh đã đề ra.

Công an xã An Thịnh triển khai chương trình phối hợp với các ngành thành viên trong giữ gìn ANTT.

YBĐT - Những năm qua, Công an xã An Thịnh, huyện Văn Yên luôn làm tốt vai trò tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc đề ra các biện pháp giữ gìn an ninh trật tự (ANTT). Việc tuyên truyền vận động, nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế dân chủ ở cơ sở luôn được chú trọng, do vậy, an ninh nông thôn luôn được ổn định, tình hình ANTT trong vùng đồng bào theo đạo luôn được giữ vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục