Dịch heo tai xanh đã lan ra 21 tỉnh, thành

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/8/2010 | 7:54:05 AM

Ngày 12-8, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, vừa có thêm 2 tỉnh là An Giang và Đồng Tháp phát hiện có heo tai xanh. Cụ thể, tại tỉnh An Giang, dịch tai xanh đã xảy ra tại 9 xã, phường của TP Long Xuyên. Tổng số heo mắc bệnh là 2.144 con của 166 hộ gia đình. Tại tỉnh Đồng Tháp, dịch tai xanh đã xảy ra tại 4 xã, phường thuộc các huyện Lấp Vò, Tân Hồng và TP Cao Lãnh. Tổng số heo bị mắc bệnh là 78 con trong tổng đàn 81 con, trong đó có 60 con đã chết hoặc phải tiêu hủy.

Như vậy, hiện cả nước đã có tới 21 tỉnh có heo tai xanh là Nghệ An, Cao Bằng, Sóc Trăng, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Hậu Giang, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang và Đồng Tháp.

Trong đó, chỉ có 2 tỉnh Lào Cai, Cao Bằng là ở miền Bắc, còn lại dịch tập trung và lây lan mạnh, tốc độ dữ dội tại miền Trung và miền Nam. Theo Cục Thú y, điều đáng lo ngại hiện nay là ở các tỉnh phía Nam, kinh nghiệm chống dịch tai xanh còn kém.

Hiện nay, Tiền Giang là địa phương có đàn heo bệnh tai xanh nhiều nhất trong khu vực phía Nam. Từ tháng 7 đến nay, toàn tỉnh có hơn 49.000 con heo của gần 2.000 hộ nuôi bị mắc bệnh tai xanh.

Đến nay, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi các cấp trong tỉnh đã vận động các hộ có heo bệnh tiêu hủy hơn 20.000 con. Tổng thiệt hại từ bệnh tai xanh trên heo ước tính hơn 400 tỷ đồng. Ngoài ra, các biện pháp đối phó với dịch bệnh đang bùng phát được thực hiện quyết liệt.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã chính thức công bố dịch bệnh heo tai xanh tại địa bàn huyện Cát Tiên. Theo đó, vùng có dịch được xác định trên địa bàn huyện Cát Tiên; vùng bị dịch uy hiếp gồm các xã: Đạ Lây, Hương Lâm (huyện Đạ Tẻh) và xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm). Ngoài ra, 7 xã, thị trấn thuộc 2 huyện trên cũng nằm trong vùng giám sát dịch bệnh.

Tỉnh nghiêm cấm mua bán, giết mổ heo bệnh, vận chuyển heo và sản phẩm heo ra vào vùng dịch, đồng thời chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan huy động lực lượng, phương tiện và vật tư để dập dịch. Sau nửa tháng phát dịch, toàn huyện Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) có trên 4.000 con heo bị bệnh và đã được tiêu hủy (trên 230 tấn).

Chi cục Thú y tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến nay trên địa bàn TP Nha Trang đã có 12/27 xã, phường phát hiện có dịch heo tai xanh. Theo thống kê, địa bàn Nha Trang đã phát hiện khoảng 3.000 con heo bị mắc bệnh, các cơ quan chức năng đã tiêu hủy 500 con.

Như vậy, hiện trên địa bàn Khánh Hòa đã có 4 địa phương phát hiện dịch heo tai xanh là TP Nha Trang, huyện Ninh Hòa, Cam Lâm và Khánh Vĩnh.

Theo phản ánh của người dân, huyện Diên Khánh là nơi xuất hiện heo chết nhiều nhất. Hàng ngàn con đã chết với các triệu chứng của heo tai xanh. Tuy nhiên, đến thời điểm này các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa khẳng định có dịch cũng như công bố dịch tại địa bàn này.

UBND TP Đà Nẵng đã công bố dịch heo tai xanh trên địa bàn 6 xã của huyện Hòa Vang, là Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Tiến, Hòa Châu.

UBND TP yêu cầu huyện tổ chức chốt chặn ở các vùng có dịch; cấm vận chuyển, mua bán heo, các sản phẩm chế biến từ heo ở các vùng có dịch; thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng; tổ chức tiêu hủy ngay số heo mắc bệnh và hỗ trợ cho người dân có heo bị tiêu hủy với mức bình quân 25.000 đồng/kg heo hơi. Tổng số heo mắc bệnh là gần 3.000 con; trong đó đã tiêu hủy 304 con, số còn lại đang được điều trị.

Ngày 12-8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã đến kiểm tra công tác phòng chống bệnh tai xanh trên đàn heo ở tỉnh Tiền Giang và có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác phòng chống dịch ở địa phương.

Sau khi đi thực tế tại xã Long Khánh, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh cần kiên quyết, tích cực hơn trong công tác đối phó với dịch bệnh tai xanh trên heo; trong đó tập trung tuyên truyền, giám sát đàn heo, triển khai các biện pháp khống chế bao vây mầm bệnh, tiêu hủy ngay những con heo bệnh nặng để chống lây lan. Về phía Bộ NN-PTNT sẽ sớm tìm ra loại vaccine mới để giúp người nuôi tiêm phòng, bảo vệ đàn heo thương phẩm.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Thanh niên tình nguyện mở mới đường dân sinh tại bản Kháo Giếng, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải trong chiến dịch hè 2010.
(Ảnh: Minh Huấn)

YBĐT - Cũng như nhiều cơ sở Đoàn khác trong huyện Trạm Tấu (Yên Bái), những năm qua phong trào thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo của Đoàn xã Pá Hu luôn được chú trọng và đổi mới. Tuy vậy hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên ở đây vẫn gặp phải không ít khó khăn trong công tác tập hợp thanh niên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu học sinh ghi chép quá nhiều, dạy học thuần tuý theo lối “đọc - chép”.

YBĐT - Đêm ngày 7/8/2010, một số xã trên địa bàn huyện Văn Yên (Yên Bái) đã có mưa to kèm sấm chớp kéo dài. Toàn huyện đã có 3 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, 2 nhà bị lũ cuốn trôi hết tài sản. Diện tích lúa, ngô bị hại là 60 ha, nhiều lò chưng cất tinh dầu quế bị lũ cuốn trôi.

dânYBĐT - Vận động nông dân giao nộp trên 2.668 khẩu súng các loại / 20 hộ nông dân tham gia Dự án "Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi chăn nuôi theo hướng an toàn, phòng chống cúm gia cầm"

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục