Karaoke - Nỗi kinh hoàng của xóm phố
- Cập nhật: Thứ sáu, 17/12/2010 | 9:43:58 AM
YBĐT - Tại sao mọi người rất dị ứng với karaoke, bất kể sáng trưa chiều tối hay nửa đêm bà con khu phố luôn bị tra tấn bởi tiếng hát của những ca sĩ không chuyên, rồi tiếng nhạc đinh tai nhức óc bởi hệ thống cách âm hầu như không có, vì trước đó những phòng hát này xây để làm nhà ở với tường 10cm, cửa sổ thông thoáng, kính 5mm.
Ảnh minh họa.
|
Có lẽ ai cũng biết karaoke là một hình thức giải trí thư giãn xuất phát từ đất nước Nhật Bản. Phải thừa nhận đây là một hình thức xả stress rất văn minh và hiện đại sau những giờ làm việc căng thẳng.
Quyền được kinh doanh hay quyền được hát (tất nhiên là theo quy định của Nhà nước và pháp luật) là điều khỏi phải bàn cãi, nhưng có điều, hát như thế nào, hát nhạc gì, có gây ảnh hưởng tới mọi người hay không thì có lẽ phải bàn và dứt khoát phải được bàn vì hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng lúc nào cũng nói “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhà tôi ở ngay sát một quán karaoke nên tôi lại càng thấu hiểu.
Tại sao mọi người rất dị ứng với karaoke, bất kể sáng trưa chiều tối hay nửa đêm bà con khu phố luôn bị tra tấn bởi tiếng hát của những ca sĩ không chuyên, rồi tiếng nhạc đinh tai nhức óc bởi hệ thống cách âm hầu như không có, vì trước đó những phòng hát này xây để làm nhà ở với tường 10cm, cửa sổ thông thoáng, kính 5mm.
Do đổi hướng kinh doanh nên chủ nhà chỉ sửa sang sơ qua, bịt kín cửa sổ lại và mua sắm trang thiết bị rồi kinh doanh karaoke. Thế là hát và hát hết công suất, gây ồn ào quá đáng cả một khu phố. Tất nhiên là bà con xóm phố đã nhiều lần góp ý. Nếu muốn kinh doanh ngành nghề này trước hết phải tôn trọng quy định chung của Nhà nước, sửa sang phòng ốc sao cho đừng để tiếng ồn ảnh hưởng ra xung quanh. Cán bộ công chức vài giờ đồng hồ về đêm để nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động thì lại bị tra tấn bởi karaoke.
Các cháu học sinh thì càng khổ vì nhà xây đã đóng kín 2 tai 2 cục bông cũng không thể học nổi. Thậm chí, Karaoke cuốn cả những chủ nhân tương lai này vào vòng xoáy của nó. Tôi thường xuyên gặp những cậu học trò 15 - 16 tuổi mặc đồng phục của các trường THCS, THPT dắt nhau hàng đoàn vào hát hò nhảy múa, khi quay ra đầu tóc, quần áo tả tơi, có cô cậu không đi nổi vì bia rượu bạn phải dìu ra, chả biết các bậc phụ huynh có biết không hay vẫn cứ tưởng con mình đi học? Thú thực nhiều lúc tôi cũng chạnh lòng thương cho các cháu vì học thế này thì liệu mai kia sẽ làm gì để kiếm sống hoặc có thể bằng cách nào đó các cháu vào được các cơ quan Nhà nước thì chất lượng công việc sẽ thế nào? Không những thế, việc xảy ra xô xát chửi bới, văng tục là chuyện quá bình thường vì bia rượu hay gì đó thì chỉ có người trong cuộc mới biết.
Theo tôi hiểu, ngành nghề nào cũng vậy, kinh doanh phải đủ điều kiện và phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, liệu chủ nhà hàng karaoke nói trên có chịu sự kiểm soát này không mà thường xuyên liên tục hoạt động gây náo loạn cả một khu phố? Có lẽ điều này chỉ có cơ quan chức năng mới có thể trả lời chính xác và cũng chỉ cơ quan chức năng mới đủ điều kiện để đem lại bình yên cho mọi người ở một khu phố văn hóa.
Quốc Toản
Các tin khác
YBĐT - Năm 2010, phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế do Hội Nông dân huyện Lục Yên phát động đã có 9.218 hộ hội viên đăng ký danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi, 1.850 hộ đạt danh hiệu ở các cấp, chiếm trên 20% số hộ đăng ký, trong đó cấp tỉnh 106 hộ, cấp huyện 477 hộ và cấp cơ sở gần 1.300 hộ.
YBĐT - Vừa qua, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Văn Chấn đã tổ chức tập huấn phương pháp dạy học tích cực cho 100% giáo viên tiểu học trong toàn huyện, nhằm đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Đến 19h ngày 16.12, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tiếp cận được tàu chở container đang bị chìm trên vịnh Bắc Bộ. Trên tàu có 27 người trong đó có 25 thuyền viên.
Hãng Bloomberg dẫn kết quả nghiên cứu do Công ty Tư vấn Mercer tiến hành cho biết Việt Nam, Indoneisa và Pakistan sẽ dẫn đầu các nước có mức tăng thu nhập của công nhân nhanh nhất tại châu Á trong năm 2011, cao hơn so với mức tăng của các nước công nghiệp hóa trong khu vực.