Người nghèo Yên Bái phải là chủ thể thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/12/2010 | 9:32:42 AM

YBĐT - 5 năm qua (2006 - 2010), tỉnh Yên Bái đã cho các hộ nghèo vay trên 600 tỷ đồng phát triển sản xuất, chiếm 76% nguồn vốn cho chương trình giảm nghèo.

Giao trâu cho các hộ nghèo huyện Mù Cang Chải.
Giao trâu cho các hộ nghèo huyện Mù Cang Chải.

Phóng viên YBĐT có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về công tác giảm nghèo của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010.

- Xin đồng chí cho biết những kết quả cơ bản trong công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010?

Những năm trước, công tác giảm nghèo, nhất là giảm nghèo bền vững của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Quán triệt nghị quyết của Tỉnh ủy, ngành lao động, thương binh và xã hội đã tham mưu cho tỉnh xây dựng và thông qua Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu sau 5 năm giảm 50% số hộ nghèo trong toàn tỉnh.

Qua 5 năm, Yên Bái đã tập trung cho hộ nghèo vay trên 600 tỷ đồng phát triển sản xuất, chiếm 76% nguồn vốn cho chương trình giảm nghèo, có 69.341 lượt hộ nghèo và hộ cận nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trung bình 8,8 triệu đồng/hộ; trên 450.000 lượt hộ nghèo được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT), hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ phát triển sản xuất với mức kinh phí 149 tỷ đồng; dạy nghề miễn phí cho hơn 3.700 lao động nghèo mỗi năm, đào tạo nghề ngắn hạn cho hơn 10.000 lao động nông thôn/năm; tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở cho trên 3.600 lượt cán bộ.

Mỗi năm cấp hơn 350.000 thẻ bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng. Thực hiện Thông tư 22 về phổ cập giáo dục THCS, đã có trên 42 nghìn học sinh được nhận hỗ trợ 1 lần, 130.087 học sinh được hỗ trợ theo Quyết định 112/TTg hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo học nghề, học đại học và trung học chuyên nghiệp với tổng kinh phí gần 120 tỷ đồng.

Việc hỗ trợ đất sản xuất, đất ở được chú trọng, hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải đang tích cực điều tiết lại ruộng đất để hộ nghèo có đất canh tác lâu dài. Chương trình xóa nhà dột nát theo Quyết định 167, bằng Quỹ “Vì người nghèo” được khẩn trương thực hiện, đã có 12.750 hộ được hỗ trợ nhà ở với kinh phí 127 tỷ đồng; 126 xã nghèo được đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm xá, chợ nông thôn, truyền thanh - truyền hình, nước sạch... từ Chương trình 135 với kinh phí hơn 409 tỷ đồng, trung bình 3,2 tỷ đồng/xã.

 Chương trình 134 cấp nước sạch cho 27.500 hộ dân, kinh phí hơn 51,6 tỷ đồng. Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, đã xây dựng mô hình giảm nghèo ở 34 xã thuộc 7 huyện, thị trong tỉnh với 417 hộ được hưởng lợi, kinh phí trên 3,3 tỷ đồng. Từ các mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng.

Cũng từ Dự án Chia sẻ, toàn tỉnh hiện nay có 23 xã được hỗ trợ đầu tư với mức bình quân 5,7 tỷ đồng/xã, Chương trình 30a hỗ trợ 2 huyện nghèo đặc biệt khó khăn sau 2 năm là 104 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị định 67/CP, trợ cấp thường xuyên cho 10.219 đối tượng yếu thế, nay theo Nghị định 13 là 180.000 đồng/tháng (hệ số 1) đã được nhanh chóng triển khai. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, theo kết quả rà soát hộ nghèo toàn tỉnh năm 2010 theo chuẩn nghèo mới, toàn tỉnh hiện có 24,05% hộ nghèo và 5,76 % hộ cận nghèo.

Để đạt được những kết quả đó, công tác truyền thông giảm nghèo đã được đặc biệt quan tâm với phương châm chỉ đạo “Người nghèo là chủ thể thoát nghèo”, 180/180 xã phường có báo, Tạp chí Lao động - Xã hội, các xã nghèo được cấp Tạp chí Giảm nghèo, xây dựng chuyên trang, chuyên mục giảm nghèo trên các phương tiên thông tin đại chúng địa phương, giới thiệu, biểu dương các mô hình hay, những gương làm kinh tế giỏi…

- Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác giảm nghèo của tỉnh còn những hạn chế gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Hoàng Đức Vượng: Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhanh nhưng chưa bền vững. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là các hộ nghèo muốn có thu nhập “nóng” từ công lao động làm thuê cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn theo mùa vụ, không bền vững.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở, vùng sâu vùng xa còn hạn chế và thiếu ổn định. Mặt khác, vai trò của các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trong việc hỗ trợ nghèo theo mối liên kết bốn nhà: nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà quản lý còn hạn chế, chưa khẳng định rõ nét vai trò đầu tầu trong việc thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển. Cùng với đó, một bộ phận không nhỏ hộ nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Thưa đồng chí, để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, thời gian tới Yên Bái cần thực hiện những biện pháp gì?

Với mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn khoảng 10% đến 12%, giảm 2,5%/năm, Yên Bái cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể, nguồn lực cần thiết, thỏa đáng, có quyết tâm chính trị cao:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực giảm nghèo cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, các tổ chức đoàn thể và toàn thể nhân dân, nhất là các hộ nghèo. Người nghèo phải là chủ thể thoát nghèo, phải có ý chí, có phương án, có đơn xin thoát nghèo, trên cơ sở đó, địa phương cơ sở có kế hoạch hỗ trợ, phân công giúp đỡ các đối tượng thoát nghèo.

Thứ hai, phải tăng cường nguồn lực cho giảm nghèo, đặc biệt là nguồn lực trực tiếp cho hộ gia đình vay vốn ưu đãi lãi suất thấp để phát triển sản xuất, xây dựng mô hình, ứng dụng KHKT, tạo ra giá trị gia tăng để có tích luỹ thoát nghèo.

Thứ ba, Đối với những hộ không có đất sản xuất, không có công cụ sản xuất, cần có phương án hỗ trợ để có tư liệu sản xuất lâu dài. Đối với 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải, cần sớm hoàn thành phương án điều tiết đất sản xuất, đất rừng, người dân nghèo ít nhất có 10 ha đất rừng, trước mắt thụ hưởng chính sách giữ rừng của Nhà nước, sau là để khai thác phát triển sản xuất thu nhập từ rừng lâu dài.

Thứ tư, cần sớm dạy nghề cho người lao động nông thôn, trước mắt ưu tiên dạy nghề cho người nghèo, dạy nghề sát thực nhu cầu phát triển sản xuất. Bằng kiến thức nghề, người nông dân có thể ứng dụng để sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống, cung cấp cho thị trường, từng bước tạo ra nền sản xuất hàng hóa ở nông thôn.

Thứ năm, về tổng thể cần tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện tốt việc cung ứng các dịch vụ công như: giáo dục, y tế, dạy nghề, các dịch vụ xã hội khác và hỗ trợ nhà ở, nước sạch, chính sách an sinh xã hội. Chỉ có thể thoát nghèo, hội nhập khi chính người nghèo có kiến thức về học vấn và khoa học kỹ thuật, vì vậy, cần đào tạo nghề cho thanh niên ngay khi còn học phổ thông.

Thứ sáu, thực hiện cơ chế cam kết bốn nhà: nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà quản lý, nhằm định hướng cho đồng bào nghèo, đối tượng sản xuất cam kết hỗ trợ vốn vay và bao tiêu sản phẩm.

- Xin cảm ơn đồng chí!

Minh Tuấn (Thực hiện

Các tin khác
Các biên tập viên phòng Biên tập phát thanh - truyền hình (Đài phát thanh truyền hình tỉnh) sản xuất chương trình thời sự quốc tế.

YBĐT - Sự cố gắng của các hội viên Chi hội Nhà báo TTXVN đã bổ sung thêm sức mạnh của lực lượng những người làm báo Yên Bái, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

YBĐT - Tạp chí Văn nghệ Yên Bái là cơ quan ngôn luận của Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Yên Bái, diễn đàn văn nghệ của văn nghệ sỹ và đông đảo công chúng Yên Bái, đồng thời cũng là một cơ quan báo chí của tỉnh.

Các tổ chức, cá nhân trao tiền ủng hộ Tết vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam 2011 cho lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Ngày 29/12, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Yên Bái tổ chức lễ phát động ủng hộ Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam Tân Mão 2011. Ngay trong ngày đầu phát động đã có 13 tổ chức cá nhân ủng hộ với tổng số tiền trên 82 triệu đồng.

Ngôi nhà mới của chị Trần Thị Chất thôn Đồng Cò xã Động Quan.

Xuân Tân Mão sắp đến gần, niềm vui của mẹ con chị Trần Thị Chất (dân tộc Tày) thôn Đồng Cò xã Động Quan (Lục Yên) như được nhân lên. Nhìn căn nhà xây khang trang còn thơm mùi vôi vữa, chị không giấu nổi xúc động, bởi trước đó mẹ con chị phải sống trong một căn nhà chật chội, rách nát không đủ che nắng, che mưa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục