Nhớ tết Độc lập ở Thượng Bằng La

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/2/2011 | 9:56:14 AM

YBĐT - Sau cái tết Độc lập lần thứ 65, xuân này người dân nơi đây lại háo hức mừng Đảng, mừng xuân đón tết cổ truyền dân tộc.

Bản Lìm (Mù Cang Chải) mùa lúa chín.
Bản Lìm (Mù Cang Chải) mùa lúa chín.

 Ngày 2 tháng 9 năm nào cũng vậy, đứng trên đèo Lũng Lô lịch sử ngắm nhìn xã Thượng Bằng La (Văn Chấn) tôi bắt gặp ở đó hình ảnh thu nhỏ của một thung lũng rực rỡ cờ đỏ sao vàng. Nhà nhà từ thôn Dạ, thôn Mỏ, thôn Vằm, thôn Noong Tài, thôn Muỗng, thôn Bĩu, thôn Cướm, thôn Hán, thôn Thắm… náo nức đón tết Độc lập.

Có lẽ ít ở đâu có được một cái tết Độc lập ý nghĩa gắn với  niềm vui của cả dân tộc như ở Thượng Bằng La. Gặp gỡ những người từng tham gia cách mạng chống Pháp như các cụ Hà Đình Chi, cụ Hà Đình Cung nay đều đã trên 80 tuổi, tôi mới hiểu được tấm lòng ơn Đảng, ơn Bác Hồ, ơn cách mạng của người dân Thượng Bằng La sâu nặng thế nào! Các cụ kể lại rằng:  Trước những năm 1945 trở về trước, cuộc sống của người dân đất Thượng Bằng La cơ cực trăm bề. Sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người dân còng lưng chịu sưu cao, thuế nặng, làm công cho phìa, tạo. Sợ nhất là bị chúng bắt phu, bắt lính về đồn ở bản Bĩu, phải cầm súng chống lại dân mình.

Để chống thực dân Pháp, người Thượng Bằng La buộc phải rời bỏ quê hương đi tản cư xuống vùng Yên Lập (Phú Thọ) và lên Lũng Cao, nơi giáp khu du kích Đá Xô Cát Thịnh sinh sống. Căm thù thực dân Pháp, ở Thượng Bằng La có rất nhiều người tìm đường tham gia cách mạng trên vùng Chiến khu Vần – Dọc để đánh Pháp, đuổi Nhật giải phóng quê hương.

Không gì sướng vui hơn, ngày 8/7/1945, người Thượng Bằng La nô nức tham dự buổi lễ mít tinh quần chúng, tuyên bố xóa bỏ bộ máy thống trị của thực dân Pháp; thành lập Ủy ban Cách mạng lâm thời châu Văn Chấn. Văn Chấn là huyện đầu tiên của Yên Bái trong đó có Thượng Bằng La và cũng là huyện đầu tiên của vùng Tây Bắc được giải phóng thành lập chính quyền cách mạng. Niềm vui tiếp nối niềm vui, ngày 22/8/1945, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái ra mắt nhân dân, tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, góp phần quan trọng vào thắng lợi Cách mạng tháng 8 năm 1945.

Cũng chỉ sau ít ngày, người Thượng Bằng La được hưởng niềm vui trọn vẹn trong ngày thu nắng vàng lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Vậy là ngày người Thái ở Thượng Bằng La đón tết Xíp Xí, người Tày ăn Tết Kin Chất (rằm tháng Bảy), cũng vào khoảng thời gian này trong hân hoan niềm vui độc lập nhờ Đảng, Bác kính yêu. Từ đó, Tết Xấp Xí được người Thượng Bằng La tổ chức đúng vào ngày mùng 2/9 hàng năm - ngày tết Độc lập của dân tộc. Trân trọng giá trị độc lập ấy, trong những tháng năm chống Pháp ở Điện Biên Phủ, người Thượng Bằng La không tiếc sức người, sức của chi viện cho chiến trường, góp sức làm nên một “Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Vậy là đã 65 năm trôi qua, đồng bào các dân tộc: Tày, Thái, Kinh, Mường, Dao, Nùng ở Thượng Bằng La được đón 2 cái tết đáng nhớ trong cuộc đời đó là tết Độc lập và tết Nguyên đán. Việc đổi ngày tổ chức tết Xíp Xí sang tết Độc lập của người Thượng Bằng La đã thể hiện rõ tấm lòng ơn Đảng như non cao của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Anh Hà Đình Giang - Chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La chia sẻ: “Bà con mình thực sự trân trọng giá trị của độc lập tự do mà Đảng, bác Hồ và cha ông mang lại nên cứ vào ngày Quốc khánh mùng 2/9 hàng năm lại tưng bừng đón tết Độc lập. Nhà nào cũng mổ gà, hoặc lợn làm mâm cơm, gói bánh cổ truyền dâng lên bàn thờ tổ tiên có treo ảnh Bác Hồ nơi trang trọng nhất để nhớ mãi mùa thu độc lập ấy, cầu mong ấm no hạnh phúc đến với mỗi nhà. Được biết, tết Độc lập vừa qua, để bà con đón tết thêm vui, Đảng ủy, chính quyền xã chỉ đạo các thôn, bản tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ như hát then, chơi đàn tính tẩu, nhảy dậm thuông, hát nôm… tại các nhà văn hóa thôn. Hiểu được giá trị của độc lập, tự do, tập trung phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp phát huy thế mạnh về đất đai, đồng bào người Tày cũng như người Thái, người Nùng cũng như người Kinh, người Dao chịu thương chịu khó cần mẫn với ruộng đồng, nương bãi; tập trung thâm canh lúa, chè, trồng ngô, làm rau màu, trồng cây ăn quả, trồng rừng, phát triển chăn nuôi làm giàu cho gia đình và xã hội. Hiện nay toàn xã có 1.900 hộ với trên 8.000 khẩu đang có thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/năm. Xã chỉ còn 120 hộ nghèo theo tiêu chí cũ.

Sau cái tết Độc lập lần thứ 65, xuân này người dân nơi đây lại háo hức mừng Đảng, mừng xuân đón tết cổ truyền dân tộc. Vui tết với hoa đào, với hội xuân, mừng đất nước quê hương đổi mới, người dân nơi đây mãi ơn Đảng, ơn Bác, khắc ghi ý nghĩa lớn lao của Tết Độc lập mà Đảng, Bác giành lại từ mùa thu năm ấy. 

Minh Đức

Các tin khác
Đồng chí Phạm thị Thanh Trà - Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy - Phó chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các điển hình tiên tiến Sở Lao động - Thương binh và xã hội  giai đoạn 2005 - 2009.

YBĐT - Thực hiện nhiệm vụ năm 2010, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh đã giải quyết việc làm cho 17.350 lao động, đạt 101% kế hoạch năm; đào tạo nghề cho 7.984 lao động; giải quyết việc làm cho 2.000 lao động từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Các nữ doanh nhân Yên Bái trao đổi kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh.

YBĐT - Từ một CLB cấp tỉnh với 22 thành viên ban đầu, đến nay đã thành lập được 10 CLB trực thuộc tại địa bàn các huyện, thị, thành phố, thu hút trên 300 thành viên tham gia sinh hoạt.

Công nhân nhà máy chưng cất tinh dầu quế Đông Cuông (Văn Yên) đưa nguyên liệu vào chưng cất tinh dầu quế. (Ảnh: Minh Hằng)

YBĐT - Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Văn Yên được đánh giá là một trong những đơn vị luôn đứng trong tốp dẫn đầu về các phong trào thi đua.

Sau tết, các chợ ở thành phố Yên Bái không có loại rau xanh nào giá dưới 20.000 đồng/kg. (Ảnh: minh họa)

YBĐT - Tết Nguyên đán Tân Mão đã qua, câu chuyện "thời sự" nhất lúc này là thị trường bình ổn giá cả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục