Làng lúa làng hoa

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/1/2012 | 4:02:26 PM

YBĐT - Giống như một bức tranh tuyệt đẹp về làng quê Việt Nam, ở Cang Nà có sự đan xen, gắn kết hài hòa giữa lúa và hoa. Những đồng lúa thẳng tắp xen lẫn vườn hoa muôn sắc không những giúp cho cuộc sống của 96 hộ dân nơi đây ấm no mà còn làm đẹp thêm cho cảnh vật xóm làng.

Cánh đồng hoa Mường Lò.
(Ảnh: Thái Hoàng)
Cánh đồng hoa Mường Lò. (Ảnh: Thái Hoàng)

Nếu ai đã từng đặt chân đến Mường Lò, được thưởng thức sự tinh khiết của “gạo trắng, nước trong”, được thỏa sức miên man trong “hương hoa ngào ngạt” ắt hẳn đều nhớ đến những giai điệu mượt mà, chân tình, sâu sắc trong bài hát “Mùa xuân làng lúa, làng hoa” của nhạc sỹ Ngọc Khuê: “Lúa ơi! Thơm ngát cho em hát cùng người. Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng. Hương hoa bay ngạt ngào. Hương hoa em dạt dào, làng hoa em gọi mùa…”.

 Vườn hoa miền Tây

Trong câu chuyện với những người trồng hoa ở bản Cang Nà (phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ), tôi cảm nhận được sự thay đổi của vùng đất cửa ngõ miền Tây này. Đã 15 năm trôi qua, từ khi Cang Nà chỉ là một vùng đất thuần nông, độc canh cây lúa. Giờ đây, khu vực này đã trở thành vườn hoa bốn mùa khoe sắc, cung cấp hoa cho cả khu vực miền Tây. Những vườn hoa không những làm đẹp thêm xóm làng mà còn giúp người dân nơi đây từng bước nâng cao đời sống. Kể từ mầm hoa đầu tiên bén rễ, đến nay Cang Nà đã hình thành một vùng chuyên canh trồng hoa lên tới 2ha.

Anh Lã Văn Tuấn - một trong những người đầu tiên mang hoa từ thủ đô lên Cang Nà chia sẻ: “Năm 1998, nhà mình bắt đầu trồng hoa hồng và hoa cúc, khi đó vùng này chưa có ai trồng. Hiện nay, gia đình có khoảng 3.800m2 đất chuyên dùng để trồng hoa, mỗi năm cho thu gần 100 triệu đồng”. Nằm ở cửa ngõ miền Tây, vì thế trồng hoa có thị trường tiêu thụ rộng lớn, từ Văn Chấn, Trạm Tấu đến Mù Cang Chải, vào những ngày lễ tết hay hội nghị thì nguồn cung cấp hoa chủ yếu là ở thị xã. “Những ngày bình thường thì còn đủ hoa để bán nhưng vào dịp lễ tết phải lấy thêm hoa từ Yên Bái, Hà Nội” - chị Lê Thị Huyền, chủ một cửa hàng hoa cho biết.

Bên cạnh lợi thế về một thị trường rộng lớn, cây hoa còn có sự ưu đãi của thiên nhiên và khí hậu nơi đây. Nằm trên cánh đồng Mường Lò, có nhiều hệ thống thủy lợi, vì thế nguồn nước dành cho tưới tiêu, chăm sóc hoa rất thuận tiện. Anh Lê Trung Sơn, một trong 12 hộ trồng hoa ở Cang Nà cho biết: “Vùng đất này có thể phát triển đa dạng nhiều loại hoa. Vừa qua tôi đã trồng một số giống chất lượng cao như: hoa ly, hoa lay ơn đều phát triển tốt”.

Đánh giá về hiệu quả kinh tế của những vườn hoa Cang Nà, ông Lò Văn Thái - Chủ tịch Hội Nông dân phường cho biết: “Trung bình 1ha trồng hoa có thể cho thu lời trên 300 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, điều đáng mừng là không chỉ nâng cao thu nhập cho bản thân, hàng năm các hộ trồng hoa còn tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm người dân trong vùng với mức thu nhập trên 1,2 triệu đồng/tháng”.

Bên lúa, bên hoa

Giống như một bức tranh tuyệt đẹp về làng quê Việt Nam, ở Cang Nà có sự đan xen, gắn kết hài hòa giữa lúa và hoa. Những đồng lúa thẳng tắp xen lẫn vườn hoa muôn sắc không những giúp cho cuộc sống của 96 hộ dân nơi đây ấm no mà còn làm đẹp thêm cho cảnh vật xóm làng. Mặc dù diện tích sản xuất chỉ có 18,3ha nhưng với bản tính cần cù, chịu khó, bà con người Thái đã biết đưa vào các giống lúa chất lượng cao như Nghi hương 305, Nhị ưu 838… đồng thời tích cực áp dụng các kỹ thuật tiên tiến như phân viên nén dúi sâu.

Không phụ công người, mùa màng tốt tươi cho năng suất lúa 80 tạ/ha, thuộc diện cao nhất trên địa bàn thị xã. Để đẩy mạnh sản xuất lương thực, cùng với chính sách khuyến nông hợp lý, Cang Nà đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ. Vụ đông 2011 toàn bản trồng được 13,8ha/9,5ha ngô đông kế hoạch.

Bên cạnh đó, người dân còn tích cực trồng các loại rau màu khác để nâng cao thu nhập như: khoai tây, bí, đậu tương… Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Giá trị thu nhập từ sản xuất nông nghiệp bình quân đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm.

 Các lĩnh vực khác như: văn hóa, giáo dục, y tế... có nhiều tiến bộ. Cang Nà giờ đã là bản văn hóa, hệ thống đường bản được bê tông hóa, đời sống người dân ngày một nâng cao. “Làng lúa, làng hoa” đang vươn dậy mạnh mẽ để cùng với thị xã phấn đấu trở thành đô thị loại III vào năm 2020.

Rời Cang Nà trong không khí rộn ràng của ngày xuân, tôi thấy bên tai mình lại văng vẳng những giai điệu mượt mà: “Đôi lứa tình yêu mùa xuân, làng lúa, làng hoa…mùa… xuân…”.

Hùng Cường

Các tin khác
Toàn cảnh hội nghị

YBĐT - Sáng 19/1, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2011, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2012.

Cán bộ Trạm Y tế xã Viễn Sơn chăm sóc vườn thuốc nam.

YBĐT - Là xã có địa bàn rộng, dân cư ở không tập trung, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở vật chất đầu tư không đồng bộ, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác y tế trên địa bàn xã. Song vượt lên những khó khăn đó, Trạm Y tế xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên luôn nỗ lực để phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Các chốt sơ cấp cứu tai nạn giao thông đã và đang góp phần giảm thiểu tổn thất cho người tai nạn giao thông.
(Ảnh: Hoài Văn)

YBĐT - Với mục đích giảm thiểu tổn thất và thương vong không đáng có cho người bị tai nạn giao thông trên quốc lộ 70, năm 2010, Hội CTĐ huyện Lục Yên (Yên Bái) đã xây dựng các mô hình thí điểm chốt cứu hộ giao thông. Sau hai năm hoạt động, các chốt cứu hộ giao thông này đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng.

Đồng chí Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông vận tải tặng quà tết cho các công nhân lao động nghèo, khó khăn ngành giao thông.

YBĐT - Ngày 18/1, thay mặt ban lãnh đạo, công đoàn ngành, đồng chí Đỗ Văn Dự – Giám đốc Sở giao thông Vận tải đã trao 22 suất quà tết trị giá 22 triệu đồng cho công nhân nghèo, khó khăn của ngành giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục