Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động: Còn nhiều bất cập

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/6/2012 | 8:18:33 AM

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện được hơn 3 năm. Theo báo cáo của cơ quan chức năng, đến 31-7-2011 cả nước đã có 7.674.716 người tham gia BHTN, chiếm trên 50% lao động có hợp đồng lao động.

 Tính đến cuối năm 2011 có gần 385.000 NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc làm đã được hưởng chính sách trợ cấp thất nghiệp (TCTN) theo luật định...

Chiếc phao cứu sinh

Anh Nguyễn Văn Mai, công nhân làm việc tại một công ty chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, thuộc ngành xây dựng Hà Nội cho biết, cuối năm 2011 vừa qua, do công ty gặp khó khăn, liên tục thiếu việc làm, có đợt anh phải nghỉ ở nhà hơn 10 ngày/tháng. Thu nhập sụt giảm từ 2,7 triệu đồng, xuống còn 1,5 triệu đồng/tháng, không đủ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, nên anh đành xin nghỉ việc sau 3 năm làm việc và được hưởng TCTN một lần, với số tiền gần 2 triệu đồng. Tuy không nhiều, nhưng số tiền cũng tạm đủ để chi phí đi lại, ăn uống trong gần một tháng anh rong ruổi, tìm kiếm công việc mới.

Số tiền NLĐ nhận được từ TCTN không chỉ giúp nhiều người vượt qua giai đoạn khó khăn nhất vì bị mất việc làm, mà còn là "chiếc phao cứu sinh", giúp không ít "trụ cột" duy trì cuộc sống gia đình. Trần Hồng Nam, công nhân một công ty vận tải ở quận Long Biên cho biết, anh đã được công ty ký hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm. Vừa qua, công ty gặp khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập giảm, Nam tự chủ động xin thôi việc và làm hồ sơ xin hưởng bảo hiểm TCTN. Số tiền nhận được từ TCTN thay cho tháng lương khi Nam nghỉ việc, đã giúp trang trải chi phí của gia đình, để Nam kiếm được công việc khác.

Trên thực tế, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm an sinh xã hội. Điều này đã được cụ thể hóa bằng chính sách pháp luật, được thể hiện rõ trong quy định hình thành quỹ TCTN. Tổng số quỹ trích lập 3% trên tổng quỹ lương, người sử dụng lao động đóng 1%, NLĐ tham gia BHTN đóng 1%, Nhà nước hỗ trợ 1%. Quy định này đã thay cho các quy định trước đây, khi DN phải tự trích lập 3% trên tổng quỹ lương vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho NLĐ, trực tiếp giảm chi phí cho DN. Từ đó, giúp cho DN có cơ hội mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh để phát triển, giải quyết thêm việc làm cho xã hội. BHTN đã khắc phục được tình trạng DN có điều kiện thì trích lập quỹ dự phòng, còn đại bộ phận các DN chưa tự giác trích lập quỹ này, dẫn đến hệ quả khi chấm dứt HĐLĐ, DN không có nguồn chi trả trợ cấp cho NLĐ, tạo ra sức ép về tranh chấp lao động...

Cơ chế còn nhiều lỗ hổng

Ở Hà Nội, tính đến 20-4-2012, số người đăng ký thất nghiệp là 27.616 người; trong đó, số người nộp hồ sơ hưởng BHTN là 24.325 người; đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp 23.435 người. Điều này cho thấy, chế độ TCTN thể hiện rõ nét tính nhân văn trong quan hệ xã hội giữa DN với cộng đồng, với NLĐ, bảo đảm được nguyên tắc dân chủ, công khai, có trách nhiệm đến cùng với quyền lợi của NLĐ trong quan hệ việc làm. Với nguyên tắc có đóng BHTN mới có hưởng, chế độ chi trả trợ cấp BHTN đã hướng tới mục tiêu khuyến khích NLĐ thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm mới. Cơ chế chính sách BHTN cho NLĐ giúp DN và NLĐ tái hòa nhập cả trong quá trình tái cơ cấu lại sản xuất do năng lực, trình độ, kỹ năng của NLĐ đã được nâng cao thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Tuy nhiên, chính sách BHTN còn nhiều lỗ hổng, gây khó khăn cho CĐ trong khi thực hiện quyền bảo vệ NLĐ, thiệt thòi cho NLĐ. Đơn cử như theo quy định hiện nay, điều kiện tham gia BHTN là DN sử dụng từ 10 NLĐ trở lên và NLĐ có giao kết các loại HĐLĐ, hợp đồng làm việc (HĐLV) từ đủ 12 đến 36 tháng, HĐLĐ không xác định thời hạn mới được tham gia BHTN. Theo qui định này, những DN sử dụng dưới 10 lao động và NLĐ giao kết HĐLĐ, HĐLV dưới 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Trong khi đây là những đối tượng có khả năng mất việc làm cao, cần quan tâm hỗ trợ.

Bên cạnh đó, quy định về thời gian học nghề và mức hỗ trợ kinh phí học nghề cho lao động thất nghiệp chưa phù hợp thực tế (thời gian học nghề 6 tháng, mức hỗ trợ bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo qui định của pháp luật về dạy nghề), không đủ để NLĐ học được một nghề chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Luật BHXH về BHTN và Nghị định 127-2008/NĐ-CP không qui định NLĐ sau khi thôi việc, mất việc nếu được DN đã sử dụng lao động trước đó tái tuyển dụng trở lại thì phải hoàn trả lại tiền TCTN đã nhận cho Quỹ BHTN. Do vậy, đã phát sinh một số trường hợp DN và NLĐ lợi dụng kẽ hở để thông đồng lách luật, DN thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ để NLĐ làm thủ tục hưởng TCTN, sau khi được hưởng TCTN 1 tháng hoặc 2 tháng, DN lại tái tuyển dụng NLĐ trở lại làm việc...

Để chính sách BHTN được thực hiện hiệu quả, cơ quan, chức năng cần quan tâm, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tế, giải quyết triệt để những bất cập hiện nay...
 
(Theo HNMO)

Các tin khác
Sự chuẩn bị tốt trong suốt quá trình học tập sẽ giúp các em bước vào kỳ thi đạt kết quả cao nhất.

YBĐT - Sáng 2/6, cùng với hơn 960 nghìn thí sinh trong cả nước, 7.907 thí sinh của tỉnh Yên Bái tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2011- 2012. Trong đó có 6.644 học sinh THPT và 1.263 học sinh hệ giáo dục thường xuyên.

Cán bộ y tế thôn tư vấn các biện pháp tránh thai cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở xã Quy Mông, Trấn Yên. (Ảnh Hà Linh)

YBĐT - Với mục tiêu giảm sinh 0,2%o, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống còn 4,8%, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai, phấn đấu 6 xã không có người sinh con thứ 3 trở lên, năm 2012, huyện Trấn Yên đã tăng cường các giải pháp cho công tác dân số.

Cán bộ Mặt trận Tổ quốc và Hội Người cao tuổi xã Hát Lừu bàn biện pháp xây dựng khu dân cư văn hóa.

YBĐT - Những năm qua, các già làng, trưởng thôn bản, người có uy tín của huyện Trạm Tấu đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp đoàn kết, động viên đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

)Ngày 31/5, tại phiên họp lần thứ 60 Ủy ban Quyền trẻ em Liên hợp quốc ở thành phố Geneva (Thụy Sĩ), Việt Nam đã bảo vệ thành công báo cáo thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em giai đoạn 2007-2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục