Yên Bình làm tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi
- Cập nhật: Thứ ba, 19/6/2012 | 10:22:55 AM
YBĐT - Huyện Yên Bình (Yên Bái) đã lãnh chỉ đạo và đề ra nhiều giải pháp tích cực để ngành học mầm non huy động trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hiện chỉ còn dưới 5%, đã có 24/26 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non và đang đề nghị tỉnh công nhận huyện đạt chuẩn.
Giờ học của trẻ 5 tuổi tại Trường mầm non xã Hán Đà.
|
Là một huyện thuần nông, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng với phương châm “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, huyện Yên Bình đã lãnh chỉ đạo và đề ra nhiều giải pháp tích cực để ngành học mầm non huy động trẻ ra lớp đạt tỷ lệ cao, tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hiện chỉ còn dưới 5%, đã có 24/26 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non và đang đề nghị tỉnh công nhận huyện đạt chuẩn .
Ông Lương Bá Tập - Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện phấn khởi cho biết: Khi thực hiện Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, huyện rất lo, tuy là huyện vùng thấp nhưng Yên Bình lại có nhiều xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, địa hình chia cắt, nhiều xã xa trung tâm huyện.
Song với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND, Phòng Giáo dục - Đào tạo tăng cường phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể đi xuống từng nhà, rà từng thôn và tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và đưa con em đến trường, đến lớp.
Bên cạnh đó, cùng nguồn vốn ngân sách, huyện còn huy động sự đóng góp của toàn xã hội để xây dựng cơ sở vật chất cũng như đào tạo nguồn giáo viên đạt chuẩn theo lộ trình. Nhờ vậy đến nay, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 100% và đảm bảo học 2 buổi/ngày, đội ngũ giáo viên đều đảm bảo và có trình độ trung cấp trở lên, cơ sở vật chất được đảm bảo và có trên 91% phòng học đảm bảo, tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 97.
Yên Bình hoàn thành tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non, duy trì và thực hiện có hiệu quả việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường học xuống dưới 5% - ông Tập cho biết thêm .
Khó ai có thể tin nổi ở các xã vùng sâu, vùng xa như Ngọc Chấn, Xuân Long, Tích Cốc chỉ cách đây vài năm, cả xã chỉ mong có một trường mẫu giáo thì hôm nay trường, lớp mẫu giáo được mở xuống từng thôn, bản, con em người Dao, người Tày được đến trường dưới sự dạy bảo trìu mến của các thầy cô giáo.
Mạng lưới trường lớp học bậc mầm non không ngừng được củng cố, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được đầu tư tương đối đồng bộ. Hiện toàn huyện có 22 trường với 206 nhóm lớp và có 5.643 cháu theo học, riêng trẻ 5 tuổi có 79 lớp với trên 1.810 trẻ, đạt 100%.
Qua đánh giá, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, 100% số trẻ đến trường được đảm bảo an toàn, được cân đo và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng, môi trường lớp học có sự thay đổi rõ rệt, được trang trí hài hoà, phù hợp với chủ đề. Về đội ngũ giáo viên, toàn huyện có 161 giáo viên đạt trên chuẩn, đội ngũ giáo viên có trách nhiệm, tận tuỵ, tâm huyết trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn xã hội nên cơ sở vật chất các trường, lớp học mầm non được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị được cung cấp đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy.
Hiện toàn huyện có 51% phòng học kiên cố, 25% phòng học bán kiên cố và gần 25% phòng học tạm, số phòng học dành cho trẻ 5 tuổi đều đạt yêu cầu từ bán kiên cố đến kiên cố.
100% số phòng học có đồ chơi tối thiểu theo chương trình phổ cập giáo dục mầm non, đặc biệt có 3 trường học đã có các bộ đồ chơi, phầm mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin.
Mặc dù công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song bên cạnh đó vẫn còn có xã Phúc An và Ngọc Chấn vẫn chưa có trường lớp mà phải học nhờ ở trường tiểu học và nhà văn hoá thôn. Số phòng học tạm vẫn còn nhiều, các công trình vệ sinh, sân chơi chưa đảm bảo diện tích, đồ chơi ngoài trời ít...
Để làm tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, huyện Yên Bình đã và đang huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ trang thiết bị, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi cho các trường.
Đồng thời tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, phấn đấu đến năm 2015 hầu hết trẻ 5 tuổi trên địa bàn được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày, đủ năm học, chuẩn bị tốt nhất về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo chất lượng để trẻ vào lớp 1, duy trì 26/26 đơn vị hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ vào năm 2014.
P.V
Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện.
Sau khi đột ngột xuất hiện ở khu vực Bắc biển Đông, ngày 18-6, áp thấp nhiệt đới đã phát triển thành cơn bão số 2 (có tên quốc tế Talim) và hiện đang di chuyển hướng ra bên ngoài.
Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí về Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua chiều 18-6.
YBĐT - Theo kế quả, Sở GD&ĐT Yên Bái công bố ngày 18/6, kết quả thi tốt nghiệp THPT năm học 2011- 2012 của tỉnh Yên Bái đạt trên 98,6%, trong đó, khối các trường THPT đỗ tốt nghiệp đạt 98,89%, khối hệ giáo dục thường xuyên đỗ tốt nghiệp đạt trên 97,53%.