Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son: Sai phạm trong sách tham khảo có thể bị xử lý hình sự
- Cập nhật: Thứ hai, 13/5/2013 | 2:23:02 PM
Các sai phạm trong hoạt động xuất bản, đặc biệt là đối với sách tham khảo sẽ bị xử phạt với mức cao hơn, nếu nghiêm trọng sẽ có thể bị xử lý hình sự - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son
|
Tuy không nằm trong chương trình giáo dục chính thức nhưng sách tham khảo lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thêm thông tin kiến thức cho người dân, đặc biệt là học sinh sinh viên và các em nhỏ, những đối tượng đang trong độ tuổi cần phải thu nạp thêm kiến thức.
Tuy nhiên, thực tế đang có hiện tượng là một số cuốn sách tham khảo đã được xuất bản không đúng với mục tiêu giáo dục cũng như thuần phong mỹ tục của Việt
- Thưa Bộ trưởng, qua phản ánh của người dân thì hiện nay dường như công tác xuất bản đang có nhiều sơ hở từ khâu biên tập, kiểm duyệt, in ấn và phát hành sách tham khảo. Những sơ hở này khiến những đối tượng xấu nếu muốn có thể dễ dàng lợi dụng để nhồi nhét những nội dung không phù hợp vào các trang sách. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Trong năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013, Cục xuất bản - Bộ Thông tin Truyền thông đã xử lý sai phạm 51 xuất bản phẩm của 27 nhà xuất bản. Có những cuốn sách có nguồn gốc từ nước ngoài đã minh họa bằng những hình ảnh không phù hợp như cờ nước ngoài (lẽ ra phải là cờ của Việt
Những sai phạm này, trước hết phải nói đến hoạt động của nhà xuất bản. Ngay trong Luật Xuất bản hiện hành đã ghi rất rõ: trong hoạt động liên kết chỉ được liên kết khâu in và phát hành, không được liên kết khâu xuất bản, đặc biệt là khâu biên tập bản thảo.
Nhưng trong thời gian vừa qua, có một số Giám đốc, Tổng biên tập không thực hiện đầy đủ quy trình này, dẫn đến việc có những đối tác liên kết “lấn sân” vai trò, trách nhiệm của Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản. Những nội dung không đúng đã không được xem xét trước khi quyết định phê duyệt bản thảo cũng như ký phát hành; không được kiểm tra kịp thời; không nộp lưu chiểu theo quy định... Hoặc sai sót có thể do những biên tập viên có trình độ hạn chế trước những vấn đề nhạy cảm như biển đảo, cộng với trách nhiệm còn yếu... dẫn đến những sai phạm.
Một nguyên nhân nữa là cơ quan chủ quản của nhà xuất bản chưa nêu cao được vai trò, trách nhiệm của mình mà gần như khoán trắng cho các nhà xuất bản,
- Thưa Bộ trưởng, nói đến công tác quản lý xuất bản thì mọi người đều biết rằng đây là trách nhiệm của cả Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông. Vậy đâu là trách nhiệm cụ thể của từng Bộ?
Về sách tham khảo, trách nhiệm thuộc về cả Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ năm 1999, Bộ Văn hóa Thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết phối hợp thực hiện Thông tư liên tịch số 35 về quy định việc xuất bản và phát hành sách tham khảo cho học sinh.
Thông tư này quy định rất rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chỉ đạo, thẩm định về nội dung, hướng dẫn sách tham khảo bổ trợ cho sách giáo khoa. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa Thông tin trước đây, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông là thực thi nhiệm vụ Nhà nước trong hoạt động xuất bản sách tham khảo cho học sinh các trường phổ thông.
Những chế tài của Thông tư 35 này, đến nay cần có sự thay đổi trước sự phát triển chung của đất nước và phát triển của hoạt động xuất bản.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ xem xét bổ sung, cập nhật những yêu cầu mới theo hướng thay đổi Thông tư liên tịch số 35 bằng một Thông tư mới chế tài những nội dung mà hai Bộ cần quan tâm để góp phần nâng cao nội dung sách tham khảo cho học sinh phổ thông.
- Thưa Bộ trưởng, trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của mình, thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông có những biện pháp như thế nào để xử lý sai phạm trong hoạt động xuất bản, đặc biệt là mảng sách tham khảo.
Khi phát hiện ra những sai phạm trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo kịp thời Cục xuất bản có những hoạt động thực thi theo quy định pháp luật để ngăn chặn những hành động này, cụ thể là thông báo cho các nhà xuất bản có những ấn phẩm sai phạm kịp thời giải trình và đưa ra những biện pháp khắc phục sai phạm. Đồng thời, chúng tôi cũng chỉ đạo các cơ quan thanh tra của Bộ cũng như thanh tra của Sở tại các tỉnh thành có các xuất bản phẩm sai phạm đó để kịp thời xử lý theo đúng quy định, trình tự của pháp luật.
Chúng tôi cũng sẽ thông báo cho các cơ quan chủ quản của các nhà xuất bản để các cơ quan này có trách nhiệm trong việc xem xét, đánh giá lại hoạt động của nhà xuất bản, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền, các địa phương, các Sở Thông tin và Truyền thông vào cuộc cùng Bộ Thông tin và Truyền thông thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời để phát hiện, ngăn ngừa những hoạt động sai trái trong hoạt động xuất bản ngay từ khâu khai thác bản thảo.
- Hiện nay, dư luận rất quan tâm tới việc thực thi Luật xuất bản 2012. Xin Bộ trưởng cho biết Luật này có những điểm gì mới để có thể hạn chế tối đa những sai phạm trong hoạt động xuất bản.
Trong Luật Xuất bản 2012 đã quy định rất rõ về tiêu chuẩn, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng Biên tập cũng như biên tập viên của nhà xuất bản. Luật cũng quy định về việc cấp chứng chỉ, thu hồi chứng chỉ đối với biên tập viên để nâng cao vai trò trách nhiệm của biên tập viên trong thực thi hoạt động xuất bản.
Điểm mới thứ 2 là chế tài rất rõ những nội dung liên kết, hình thức liên kết và đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trước pháp luật rất rõ ràng của các bên liên kết khi để xảy ra những sai phạm trong hoạt động xuất bản.
Luật mới còn đưa ra những hình phạt bổ sung khác như ngừng hoạt động, thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với tổ chức, cá nhân khi có sai phạm trong hoạt động xuất bản. Luật cũng đưa ra những quy định rất chặt chẽ với mức phạt cao hơn khi phát hiện ra hoạt động in lậu, in nối bản không đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.
- Xin cám ơn Bộ trưởng
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Ngày 13-5, Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, đã hoàn thiện dự thảo và đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như người lao động đối với Quy định về mức trần tiền ký quỹ của người lao động, đồng thời sẽ đưa ra quy định chung về mẫu hợp đồng trong hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài...
YBĐT - Nhà nước vừa có quyết định (Quyết định số 1426/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia) công nhận 30 di vật là bảo vật quốc gia. Đây là những cổ vật, hiện vật đầu tiên được vinh danh. Trong số 30 di vật đó có chiếc thạp đồng Đào Thịnh được phát hiện tại Yên Bái, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Chiều 12-5, tại Đà Lạt, Hội nghị Nhóm tư vấn AIPA (AIPA Caucus) lần thứ 5 đã khai mạc. Hội nghị có sự tham gia của trên 60 đại biểu đến từ 13 quốc gia và tổ chức quốc tế.
YBĐT - Ngay sau khi phát hiện dịch cúm A/H1N1 xuất hiện tại địa phương, các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái đã kịp thời vào cuộc, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh nên khi có biểu hiện sốt, ho kéo dài người dân đã đến các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời, hạn chế được các trường hợp mắc cúm ở thể nặng. Đến thời điểm này, tình hình cúm A(H1N1) tại Yên Bái đã được kiểm soát chặt chẽ và ổn định.