Bộ Công an nêu loạt giải pháp ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, lừa đảo trên mạng

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/8/2024 | 8:41:50 AM

Bộ Công an đã có trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Đồng Nai gửi đến trước kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, liên quan đến việc xử lý thông tin xấu độc, lừa đảo trên mạng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cử tri tỉnh Đồng Nai đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả Luật An ninh mạng.

Bởi hiện nay tình trạng thông tin trên mạng xã hội ngày càng phức tạp, nhiều trang mạng có nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật, phát tán video phản cảm vi phạm đạo đức truyền thống gia đình, quảng cáo các loại thuốc trên Facebook không đúng thực tế,...

Cử tri đề nghị tăng cường kiểm tra, quản lý, có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Có giải pháp ngăn chặn, quản lý chặt chẽ, chủ động cung cấp thông tin đầy đủ để định hướng cho nhân dân hiểu, góp phần đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái.

Tin xấu độc, lừa đảo trên mạng diễn biến phức tạp
Trả lời nội dung này, Bộ Công an nêu rõ thời gian qua, tình trạng đăng tải, phát tán các thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước, thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp.

Việc này tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của người dân, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế xã hội, đặt ra nhiều thách thức mới với công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Thông tin xấu độc là những thông tin có nội dung sai trái, bị bóp méo, xuyên tạc, nội dung thông tin chưa được kiểm chứng; xuyên tạc sự thật lịch sử... chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Cùng với đó vu cáo, bôi nhọ các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, đe dọa an ninh quốc gia... Vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục.

Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi rút hoặc nhằm tác động, hướng lái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội (đặc biệt, tác động đến thị trường chứng khoán, bất động sản, tín dụng...).

Những thông tin này, theo Bộ Công an do các thế lực phản động, cơ hội chính trị, cá nhân có mục đích vụ lợi hoặc thiếu hiểu biết tung ra, có tác động tiêu cực, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ.

Tác động xấu đến kinh tế - xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Loạt giải pháp phòng ngừa, đấu tranh

Trước tình trạng trên, Bộ Công an đã, đang, sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng công an triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh.

Trong đó chủ động rà soát, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng Internet, mạng xã hội, báo chí theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều này giúp phục vụ phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi lợi dụng mạng xã hội để đăng tải những thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản cảm, bạo lực, xuyên tạc, vu khống, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền giúp người dân nâng cao ý thức cảnh giác trước các phương thức hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.

Quản lý chặt chẽ thông tin trên Internet và mạng xã hội trên cơ sở luật pháp, các điều ước quốc tế.

Tăng cường nắm tình hình, giám sát chặt chẽ các mục tiêu thường xuyên đăng tải thông tin xấu độc trên không gian mạng để xây dựng phương án, đối sách; tổ chức xác minh, truy tìm các đối tượng đăng tải để đấu tranh, xử lý.

Cùng với đó chủ động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện; đồng thời chỉ rõ những thủ đoạn, tính chất nguy hại của thông tin xấu độc đối với xã hội.

Trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, góp phần "miễn dịch" với những thông tin xấu, độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội.

Bộ cũng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet quản lý chặt chẽ thông tin trên không gian mạng.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam tuân thủ, chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam trên lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.

(Theo TTO)

Các tin khác
Bị can Lê Châu Long, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị Ảnh: Công an Quảng Nam

Công an tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Châu Long, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị.

Cơ quan thanh tra kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm lãnh đạo UBND huyện Hòa Bình thời điểm Công ty AIC thực hiện gói thầu.

Thanh tra phát hiện gói thầu hơn 5 tỷ đồng ở bệnh viện huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) liên quan đến Công ty AIC có nhiều vi phạm. Nhiều lãnh đạo UBND huyện và cấp phòng bị kiến nghị kiểm điểm.

Cán bộ Ngân hàng Agribank huyện Văn Yên hướng dẫn khách hàng cách cài đặt xác thực khuôn mặt trên app ngân hàng.

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Yên Bái xuất hiện một thủ đoạn lừa đảo mới, hết sức tinh vi khiến không ít người dân “sập bẫy”. Đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra các đoạn video với hình ảnh, khuôn mặt nhân vật giống hệt như hình ảnh thật của người dùng muốn giả mạo để lừa “nạn nhân” chuyển tiền.

Bị can Nguyễn Ngọc Thủy (cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup) và Đặng Văn Hiển (cựu Trưởng Ban quan hệ cổ đông Công ty cổ phần đầu tư và phân phối Egame) tại cơ quan điều tra.

Theo kết quả điều tra xác định, bị can Nguyễn Ngọc Thủy (42 tuổi) và đồng phạm đã sử dụng pháp nhân công ty Egame thực hiện hành vi gian dối trong việc sử dụng cổ phần Tập đoàn Egroup không có thật để huy động vốn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục