Thể thao Yên Bái với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/12/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tiếp tục thực hiện lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/2000, đúng vào dịp kỷ niệm 54 năm Ngày Thể thao Việt Nam, Uỷ ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức phát động cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Sau gần 10 năm thực hiện cuộc vận động, diện mạo của thể thao Yên Bái đã có sự đổi thay đáng ghi nhận.

Đẩy gậy - bộ môn thể thao truyền thống thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.
Đẩy gậy - bộ môn thể thao truyền thống thu hút được đông đảo nhân dân tham gia.

Một cách làm hay

Sở TDTT Yên Bái trước đây (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã nhanh chóng triển khai cuộc vận động bằng việc chủ động ký kết chương trình phối hợp hoạt động TDTT với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, đồng thời có văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn. Nếu như giai đoạn 2000 - 2005, Sở mới chỉ ký kết chương trình phối hợp với 16 ngành thì tới giai đoạn 2006 - 2010, số lượng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh ký kết chương trình phối hợp hoạt động với ngành TDTT đã lên tới 23 ngành. Hầu hết các ngành đều thành lập câu lạc bộ TDTT ở cấp ngành và các đơn vị trực thuộc để vừa làm công tác tham mưu, vừa là bộ máy trực tiếp tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ sở.

Chính nhờ sự liên kết này, công tác xã hội hoá TDTT từng bước đạt kết quả tốt. Nhận thức của lãnh đạo các cấp đến quần chúng được nâng cao, không còn trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước mà chủ động chuyển sang tự đầu tư, đóng góp của các thành phần kinh tế, của xã hội về cơ sở vật chất để tổ chức tập luyện, thi đấu. Trong các kỳ tổ chức đại hội TDTT các cấp (4 năm một lần), có từ 12 đến 17 ngành tổ chức được đại hội của ngành mình. 5 liên đoàn về các môn thể thao là bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, quần vợt lần lượt được thành lập với vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp về TDTT, góp sức với ngành để phát triển phong trào và tổ chức các giải đấu.

Các giải đấu thể thao từ tỉnh đến huyện, thị xã đều đã lồng gắn tên các ngành phối hợp như: giải Việt dã Báo Yên Bái, giải Bóng đá thiếu niên nhi đồng Cúp Phát thanh - Truyền hình, giải bóng chuyền, bóng đá “Bông lúa vàng” nông dân, giải cầu lông công nhân viên chức và lao động... Riêng các liên đoàn thể thao tỉnh, hàng năm đều đứng ra tổ chức giải mang tên cúp liên đoàn về từng môn thể thao.

Ở cấp huyện, thị xã, hàng năm phòng văn hoá, thông tin, thể thao cũng chủ động phối hợp với các ban, ngành ký chương trình phối hợp hoạt động cấp tỉnh với chính quyền các xã, phường, thị trấn để phát động phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trên từng địa bàn, trong từng đối tượng vào dịp kỷ niệm, với phương châm “Mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao, một hình thức tập luyện phù hợp để rèn luyện nâng cao sức khỏe”. Tổ chức các giải đấu thể thao nhằm đánh giá chất lượng chuyên môn, đồng thời động viên, khích lệ phong trào.

Hiệu quả phong trào

Theo đó, số người tập luyện thường xuyên của tỉnh tăng từ 10,5% dân số năm 2000 lên 15,5% năm 2003 và năm 2004 xấp xỉ 17%; có 8,5% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình thể thao”, 80% số trường học thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp. Hết năm 2008, số người tập luyện thường xuyên đạt khoảng 159.300 người  (chiếm 21,8% dân số), số “Gia đình thể thao” ước đạt gần 15.600 gia đình.

Năm 2009, số người tập luyện thường xuyên ước đạt 168.895 (23% dân số), số câu lạc bộ TDTT cơ sở ước đạt 480 câu lạc bộ, số “Gia đình thể thao” là 19.200 gia đình; trên 95% tỷ lệ cán bộ chiến sỹ các lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn “Rèn luyện thân thể” theo quy định. Trung bình mỗi năm có hơn 400 giải thể thao quần chúng được tổ chức từ cấp xã, phường, thị trấn, huyện, thị, ngành. Cấp tỉnh hàng năm tổ chức từ 16 đến 18 giải, thu hút hàng chục ngàn lượt vận động viên tham gia.

Kết quả của sự liên kết trên đã khẳng định một cách làm đúng, năng động, sáng tạo của tỉnh trong xây dựng, phát triển phong trào TDTT trong điều kiện còn khó khăn Yên Bái và là bài học có giá trị thực tiễn trong vận dụng và thực hiện chủ trương xã hội hoá TDTT của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đó sẽ tạo đà để thể thao Yên Bái nói chung và phong trào TDTT quần chúng tiếp tục khẳng định vị thế của mình.

C.T.V

Các tin khác
Một ngày bội thu

Ngày 17/12, SEA Games 25 sẽ bước vào ngày thi đấu áp chót, đích phấn đấu giành 70-75 HCV của đoàn thể thao Việt Nam đặt ra trước giờ lên đường có thể hoàn thành với một loạt các môn chủ lực bắt đầu tung hết sức mạnh.

Messi đi bóng vượt qua các hậu vệ Atlante.

Dù bị dẫn trước ngay phút thứ 5 của trận đấu nhưng những ngôi sao của Barcelona đã lần lượt tỏa sáng để giúp đội nhà giành chiến thắng chung cuộc 3-1 trước Atlante trong trận đấu kết thúc vào rạng sáng 17/12, giành quyền lọt vào chung kết.

Thi đấu có phần lép vế trước Thái Lan trong 90 phút thi đấu chính thức lẫn 30 phút hiệp phụ, nhưng ĐT nữ Việt Nam lại tỏ ra cực kỳ xuất sắc và bản lĩnh trên loạt sút luân lưu 11m để giành thắng lợi với tỷ số chung cuộc 3-0, qua đó đòi lại tấm HCV SEA Games từ tay người Thái.

Malaysia có thể gây khó khăn khi gặp lại Việt Nam trong trận chung kết.

Chuẩn bị cho trận chung kết bóng đá nam SEA Games 25 gặp Việt Nam, HLV Rajagobal của Malaysia cho gọi trở lại một trụ cột trên hàng công - người về nước hôm thứ năm tuần trước để chữa đau mắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục