Vòng 1/8: Brazil - Chile: Lịch sử “đè” Chile

Lịch sử "đè" Chile

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/6/2010 | 2:19:07 PM

Brazil có thể khó khăn khi gặp đội có khả năng phòng ngự hợp lý như BĐN, hoặc khó khăn khi gặp đội quyết phòng thủ dày đặc như CHDCND Triều Tiên. Còn nếu gặp một đối thủ cũng muốn tấn công, muốn ghi bàn vào lưới họ, đấy lại là điều thầy trò mà thầy trò Dunga thích nhất.

Hàng công Brazil càng trở nên đặc biệt nguy hiểm sau khi có sự trở lại của bộ đôi Robinho và Kaka (phải).
Hàng công Brazil càng trở nên đặc biệt nguy hiểm sau khi có sự trở lại của bộ đôi Robinho và Kaka (phải).

Chile chính là đội bóng như vậy. Họ cũng có lối chơi thiên về tấn công, siêng vận dụng kỹ thuật, có tốc độ tốt. Chile rất hiếm khi chủ trương cố thủ trước các đội mạnh.

Trận gần đây nhất, gặp TBN, là một ví dụ điển hình. Một Chile như thế có vẻ tương đồng về mặt lối chơi nhưng lại ở đẳng cấp thấp hơn hẳn so với Brazil. Họ chẳng có chỗ tương phản nào, chẳng có đặc điểm nào đáng gọi là khắc tinh cho lối chơi của Brazil. Bất ngờ xảy ra thế nào được?

Tất nhiên, ai cũng cho rằng Chile tiến bộ từ khi được HLV người Argentina Marcelo Bielsa dẫn dắt. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà Brazil đã thắng tuyệt đối trong 7 lần đụng độ Chile gần đây, đa số là những trận thắng đậm. Kết quả các trận vòng loại khu vực Nam Mỹ là 3-0 và 4-2, đều nghiêng về phía Brazil. Trước đó là 6-1 và 3-0 ở Copa America, 4-0 trong một trận giao hữu, 5-0 ở vòng loại World Cup 2006…

Xưa nay, Chile chỉ gặp Brazil 2 lần ở VCK World Cup, kết quả cũng đều là những chiến thắng cho Brazil, đều là những trận mà Brazil ghi được 4 bàn. Phải có nguyên nhân nằm ở đặc điểm trong lối chơi truyền thống thì mới dẫn đến những kết quả lặp đi lặp lại như vậy.

Còn nhớ lần Chile gặp Brazil ở vòng loại World Cup 1990, họ đã ám ảnh bởi thất bại trước Brazil đến nỗi thủ môn Roberto Rojas đem theo cả lưỡi dao cạo râu để ăn vạ (tự tạo chấn thương chảy máu đầm đìa trên mặt) khi thấy Chile không thể nào thắng như mong muốn.

Trăm phương nghìn kế, Chile vẫn không thoát khỏi định mệnh. Họ tồn tại trong làng cầu Nam Mỹ là để diễn vai “mồi ngon” cho bóng đá Brazil (còn vai khắc tinh của Brazil thì đã thuộc về Uruguay).

Kỳ này, Brazil có sự trở lại của Kaka và Robinho, dứt khoát sẽ không còn như Brazil trong trận hòa không bàn thắng với BĐN nữa. Lối chơi thiên về kỹ thuật cá nhân của Robinho có thể thất bại trước các hậu vệ cứng cựa, chứ khi gặp các hậu vệ Chile thì đấy lại là vũ khí nguy hiểm.

Đã vậy, Chile đêm nay lại mất cả cặp trung vệ Waldo Ponce và Gary Medel (đều bị treo giò), càng thiệt thòi thấy rõ. Pablo Contreras và Ismael Fuentes sẽ thay họ. Kinh nghiệm của Contreras là chút hy vọng của Chile trong nhiệm vụ chống đỡ trước hàng công Brazil. Marco Estrada là trường hợp bị treo giò khác bên phía Chile.

Thật ra, lối chơi của Brazil bây giờ không còn thiên về kỹ thuật, không có mục tiêu trình diễn nữa. Họ luôn nhắm đến hiệu quả. Kỹ thuật tuyệt vời của Kaka hoặc Luis Fabiano chỉ được dùng để bảo đảm hiệu quả trong các bài bản chiến thuật.

Nhờ kỹ thuật điêu luyện mà các cầu thủ Brazil dễ dàng triển khai kế hoạch đấu pháp của họ. Chile thì không được như vậy. Nhược điểm lớn nhất trong lối chơi thiên về tấn công của Chile là đường chuyền cuối cùng và khâu kết thúc rất kém. Đấy chính là vì kỹ thuật cá nhân không cao của các tiền vệ và tiền đạo Chile.

Bên cạnh hiệu quả thấp trong lối chơi thiên về công, Chile còn có một nhược điểm khác là dễ lĩnh thẻ. Không có đội nào bị phạt thẻ vàng nhiều như Chile ở vòng bảng (10 chiếc). Thật ra, Chile có vẻ lấn lướt khi gặp TBN là vì các tiền vệ của họ phạm lỗi khá nhiều và chấp nhận nguy cơ lĩnh thẻ. Khi có cơ hội, lập tức các cầu thủ TBN đã dạy cho Chile bài học về kỹ thuật cá nhân, qua các pha làm bàn.

Goal dự đoán: Brazil thắng 3-1.

(Theo TNO)

Các tin khác

Trên lý thuyết, nếu Slovakia có thể hạ gục đội đương kim vô địch Italia, họ có thể đánh bại bất cứ ai. Chính vì thế, Hà Lan có lý do để thận trong khi đối mặt với “kẻ giết hại những gã khổng lồ” này…

Thomas Muller - người lập cú đúp và đặt dấu chấm hết cho tuyển Anh.

Xứng danh với mỹ từ “trận cầu siêu kinh điển”, người Đức và người Anh nhập cuộc với khí thế tấn công tràn ngập. Nhưng có vẻ như, qua vài phút đầu hiệp 1, Anh đã nắm được ưu thế nhất định, khi tuyến tiền vệ của Tam sư vận hành khá trơn tru, giữ cự ly hợp lý và phối hợp lên bóng nhuyễn.

Niềm vui chiến thắng của thầy trò HLV Maradona.

Thể hiện một phong độ đầy thuyết phục, Argentina đã đả bại Mexico 3-1 trong đó Tevez để lại dấu ấn với một cú đúp. Thầy trò HLV Maradona hiên ngang có mặt tại tứ kết và tái ngộ người Đức, cơ hội để Argentina đòi lại món nợ đã vay cách đây 4 năm.

Trong hiệp 1, thủ môn Tim Howard (1) đã phải làm việc hết sức vất vả trước sức tấn công dồn dập của các cầu thủ Ghana.

Pha làm bàn của Gyan ở phút 93, hiệp phụ thứ nhất, đã giúp Ghana lần đầu tiên lọt vào tứ kết World Cup. Tại tứ kết thi đấu vào ngày 2.7, Ghana sẽ gặp Uruguay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục