YênBái - Nhuộm vải dệt thủ công bằng thuốc nhuộm tự nhiên - một nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng Mường Lò nay phai lạt, được hai em Hà Thị Kim Tuyết và Phạm Thị Trang - học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, thị xã Nghĩa Lộ tìm học.
|
Hai em Hà Thị Kim Tuyết và Phạm Thị Trang tìm hiểu việc chế tác khèn bè.
|
Tuyết và Trang đến với những gia đình dân tộc Thái trong vùng đã từng làm nghề nhuộm bằng thuốc nhuộm màu tự nhiên tiếp thu những kiến thức về nguyên vật liệu để chế thuốc nhuộm và cách nhuộm. Trực tiếp học cách nhuộm vải, hai cô bé tìm đến bà Lò Thị Song ở xã Hạnh Sơn, Văn Chấn - người duy nhất đến nay ở vùng Mường Lò còn nhuộm vải dệt thủ công bằng cây chàm.
"Tìm hiểu mới thấy nhuộm vải là cả một sự kỳ công và đúc kết kinh nghiệm của các thế hệ trước để tạo ra những tấm vải bền đẹp với thời gian. Có những tấm vải đã 50 - 60 năm tuổi mà vẫn thơm, bền, đẹp khiến chúng em càng muốn biết thêm, học thêm nghề này” - Tuyết và Trang cùng khẳng định sau quãng thời gian được tận tình chỉ bảo.
Say mê văn hóa dân tộc Thái, Tuyết và Trang còn tìm học cả việc chế tác khèn bè - công việc bấy lâu thường chỉ có bạn nam yêu thích. Hai cô bé cũng được chỉ bảo cặn kẽ các công đoạn chế tác khèn bè từ những người làm khèn bè nổi tiếng ở vùng, như anh Cầm Văn Mẳn, ông Cầm Văn Hoa cùng ở xã Hạnh Sơn, ông Vì Văn Ngân ở phường Pú Trạng. Càng tìm học, hai cô bé càng say mê với văn hóa Thái và còn có cả nhiều ý tưởng để giữ gìn phát huy những nét văn hóa này.
Không cần cá biệt như Tuyết và Trang, học sinh các nhà trường ở Nghĩa Lộ giờ đây đều đã thành quen thuộc với múa xòe - nét văn hóa đặc trưng của người Thái Mường Lò, khi mà múa xòe được truyền dạy phổ biến và biểu diễn thường xuyên trong nhà trường. Đó sẽ là nền tảng cho sức sống của xòe Thái trong cộng đồng trong cả tương lai gần và xa. Không chỉ có múa xòe, nhiều điệu dân ca, dân vũ Thái, Mường, Khơ Mú… cũng được truyền dạy cho các em nhỏ, từ trong nhà trường, từ ở gia đình, thôn bản.
Minh chứng cho sự truyền dạy ấy chính là rất nhiều điệu múa khó của đồng bào các dân tộc vùng Mường Lò được các em học sinh của các nhà trường trên địa bàn tự tin biểu diễn, thể hiện thuần thục tại không gian trải nghiệm văn hóa Mường Lò trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò những ngày tháng 10/2020.
Em Lò Thị Bích Ngọc - bản Mớ, xã Hạnh Sơn bảo rằng: "Càng được chỉ bảo và được biểu diễn trong những dịp lễ hội lớn, em càng say mê với những điệu dân ca, dân vũ ấy và sẽ còn tiếp tục gắn bó với những nét văn hóa này trong tương lai”.
Ấp ươm những mầm non từ hôm nay để mai kia sau lớp "tre già” là lứa "măng mọc” những "hạt nhân” văn hóa, thậm chí là những nghệ nhân dân gian, tạo nên "mạch nguồn” xuyên chảy làm trường tồn sức sống bản sắc văn hóa giữa cộng đồng, góp phần làm dựng nên một Mường Lò chất ngất "men say”. Ấy là cách mà Nghĩa Lộ đã và đang làm để gìn giữ và nuôi dưỡng bản sắc văn hóa.
Thu Hạnh
Tags
Mường Lò
Văn Chấn
nhuộm vải dệt thủ công
hạt nhân văn hóa
Xác nhận với phóng viên báo chí, MC, Đạo diễn Diệp Chi cho biết, "Giáo sư Xoay" Đinh Tiến Dũng sẽ là người "cầm trịch" chương trình "Ai là triệu phú" bắt đầu ở số đầu tiên của năm 2021.
“Vũ khúc ánh sáng” không chỉ là một đại nhạc hội sôi động mà còn mang tới những phút suy tư, chiêm nghiệm về năm 2020 đặc biệt của nhân loại và tôn vinh những nhân vật tiêu biểu.
“Hừng Đông” là cuốn tiểu thuyết tư tiệu về Phan Đăng Lưu, nhà cách mạng tiền bối, một trí thức tiêu biểu xuất sắc của Đảng và nhân dân ta đã sống, chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân.
Ngày 29-12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức trao Giải thưởng phát triển văn hóa đọc năm 2020 cho 15 tập thể và 9 cá nhân. Trong đó, ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty First News - Trí Việt là cá nhân duy nhất thuộc công ty phát hành sách. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp, ông Phước được vinh dự nhận giải thưởng này.