Triển lãm về gia đình giới thiệu nhiều hình ảnh đám cưới xưa và nay

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/6/2021 | 7:46:34 AM

Triển lãm sẽ giới thiệu đến khách tham quan những hình ảnh thú vị về đám cưới của người Việt thời kỳ trước năm 1930 (thời Pháp thuộc), đám cưới trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...

Nội dung trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình)
Nội dung trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình)

Chào mừng 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), lần đầu tiên Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh ứng dụng công nghệ không gian thực tế ảo 360 độ, mang tới cho công chúng cảm nhận như đang trực tiếp tham quan tại phòng trưng bày.

Triển lãm "Gia đình - Tổ ấm yêu thương” nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam thông qua những câu chuyện do chính người trong cuộc chia sẻ.

Phần trưng bày của Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam có điểm nhấn là hình ảnh các đám cưới xưa và nay.  

Gia đình luôn là khởi nguồn của hạnh phúc, bắt đầu từ hạnh phúc đôi lứa được đánh dấu bằng đám cưới, từ nền tảng đó những đứa trẻ chào đời củng cố thêm mái ấm gia đình, gắn kết với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm.

Đám cưới là điểm tựa hôn nhân, qua đó cùng nhau vun đắp gia đình, cùng san sẻ bao vui buồn, khó khăn của cuộc sống. Triển lãm sẽ giới thiệu đến khách tham quan những hình ảnh thú vị về đám cưới của người Việt thời kỳ trước năm 1930 (thời Pháp thuộc), đám cưới trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thời bao cấp, đám cưới hiện nay và đám cưới của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, triển lãm còn đề cập đến những mối quan hệ trong gia đình như vợ chồng, cha mẹ-con cái, anh chị em, ông bà-cháu. Qua những câu chuyện thật, triển lãm gửi gắm thông điệp rằng, dù trong hoàn cảnh nào, có những thành công cũng có những khi lạc lối thì gia đình vẫn là tổ ấm yêu thương, là nơi mọi người chở che, đùm bọc nhau. Sự gắn kết, chia ngọt, sẻ bùi sẽ giữ cho gia đình hạnh phúc bền vững.

Một nội dung tiếp theo là những đóng góp của gia đình đối với quê hương, đất nước; sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các đơn vị, đoàn thể đối với công tác gia đình trong nhiều năm qua. Đây là dịp để nhìn lại những hoạt động ý nghĩa mang thông điệp tích cực: "Bữa cơm gia đình, ấm áp yêu thương,” "Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình,” "Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, ứng xử tốt đẹp trong gia đình,” "Ông bà mẫu mực, gia đình hạnh phúc,” "Gia đình và bình đẳng giới.”

Phần trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh vấn đề bạo lực gia đình và nỗ lực của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống bạo lực gia đình cũng như hoạt động tư vấn về tâm lý, pháp luật, hôn nhân và gia đình.

Những con số thống kê có thể sẽ khiến người xem trăn trở: Có 62.9% phụ nữ trong xã hội đang chịu ít nhất một hình thức bạo lực do chồng gây ra, những phụ nữ bị bạo lực có thu nhập giảm 30.8% so với phụ nữ không bị bạo lực, phụ nữ bị chồng bạo hành nói rằng con cái họ (5-12 tuổi) có vấn đề về hành vi…

Qua hình ảnh và các câu chuyện, triển lãm làm rõ nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình, những chia sẻ của các cặp vợ chồng, những vấn đề mâu thuẫn cụ thể để công chúng có cái nhìn đa chiều.

Triển lãm chính thức mở cửa vào ngày 28/6 tại website http://trienlamvhnt.vn và https://baotangphunu.org.vn/gan-ket-bang-trai-tim.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Thành Tuyên Quang trước khi trùng tu.

Giữa lòng thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) hiện còn dấu tích một phần của thành cổ. Thành cổ Tuyên Quang đã được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1991. Nhiều người cứ truyền miệng nhau rằng đó là thành cổ nhà Mạc. Tuy nhiên xét từ chính sử, nhà Mạc không xây dựng thành này.

Một cảnh quay phim ''Ròm'' cùng nam chính Trần Anh Khoa.

Ban tổ chức nhấn mạnh Anh Khoa ''có diễn xuất bản năng, đầy năng lượng và hoạt bát để có thể hóa thân vào một nhân vật không ngừng vận động trong nhịp sống cuồng quay của phố thị".

Chân dung tiến sĩ Vũ Tông Phan do họa sĩ Bảo Nguyên phục dựng năm 2001.

Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800-1851) tự Hoán Phủ, hiệu Đường Xuyên, Lỗ Am không chỉ là một danh nhân văn hóa, mà còn là nhà giáo tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội.

Các nghệ sĩ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam tập luyện cho vở

Bộ VHTT&DL vừa có văn bản về việc đề xuất một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, đội ngũ nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật biểu diễn gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục