Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/11/2021 | 8:33:47 AM

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Chương trình dân vũ đặc sắc do thiếu nữ Chăm (Ninh Thuận) biểu diễn đón mừng Lễ hội Katê 2020.
Chương trình dân vũ đặc sắc do thiếu nữ Chăm (Ninh Thuận) biểu diễn đón mừng Lễ hội Katê 2020.

Mục tiêu của Chiến lược là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng…

Chiến lược hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời là hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế; có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người.

Phấn đấu có ít nhất 5 di sản được UNESCO công nhận

Đến năm 2030, Chiến lược phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

Chiến lược phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; có ít nhất 05 di sản được UNESCO ghi danh theo công ước của UNESCO. Bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương.

Hàng năm có 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng được công bố. Doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP…

11 nhiệm vụ, giải pháp

Để đạt mục tiêu trên, Chiến lược đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp như: nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyền truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung pháp lý; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa.

Ngoài ra, Chiến lược còn đề cập đến tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa…

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Tọa đàm công bố tập thơ “Tiếng vọng suối ngàn” của tác giả Trịnh Thoại.

Ngày 12/11, Chi hội Thơ, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (LHVHNT) tỉnh Yên Bái tổ chức buổi tọa đàm công bố tác phẩm của tác giả Trịnh Thoại với tập thơ mang chủ đề “Tiếng vọng suối ngàn” và con đường thơ Trịnh Thoại.

Các bộ kinh lá buông tại chùa Soài So - An Giang

Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer An Giang là một loại tri thức dân gian, ẩn chứa một kho tàng vô giá của tri thức nhân loại, đó chính là kinh Phật. Kinh Phật được người Khmer viết trên lá của cây buông.

Nhóm tác giả tác phẩm “Giữ gìn làn điệu dân ca Thái cổ” - Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ xuất sắc đạt giải Nhì toàn quốc Cuộc thi “Tinh hoa Việt Nam”.

Vượt qua hơn 2.340 tác phẩm dự thi, tác phẩm “Giữ gìn làn điệu dân ca Thái cổ” của nhóm thí sinh: Nguyễn Trọng Nghĩa, Hà Tố Uyên, Nguyễn Phương Hiền, Lê Bật Hưng, Hà Thanh Huệ - Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ đã xuất sắc đạt giải Nhì toàn quốc Cuộc thi “Tinh hoa Việt Nam”.

Đền Trạng có tên chữ là “Quang Minh Linh Từ”, thuộc xã Yên Thái, huyện Văn Yên. Đền được dựng vào tháng 7 năm 1806, thờ Lương Thế Vinh (hay còn gọi là Trạng Lường), là một danh sĩ dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục