Bức tranh kính với hàng nghìn ảnh chân dung tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/7/2024 | 2:00:38 PM

Sáng 25/7, khi lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thì các nghệ sĩ, nghệ nhân và chuyên gia Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật cùng thắp hương tưởng nhớ Nhà lãnh đạo Đảng cao nhất của Việt Nam và hoàn thành Bức tranh kính chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghép từ hàng nghìn tấm ảnh nhỏ của bác.

Bức tranh kính chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghép từ hàng nghìn tấm ảnh nhỏ của bác.
Bức tranh kính chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghép từ hàng nghìn tấm ảnh nhỏ của bác.

Những ngày qua, người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế vô cùng tiếc thương trước thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Biến nỗi đau buồn thành hành động, đã có nhiều việc làm biểu thị tinh thần yêu nước, bày tỏ lòng biết ơn, sự trân trọng trước những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư với dân, với nước. Trong đó, có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo, khắc họa chân dung Tổng Bí thư giản dị, ấm áp; thể hiện lòng kính yêu của các tác giả dành cho Tổng Bí thư.

Các nghệ sĩ, nghệ nhân và chuyên gia của Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật vừa hoàn thành Bức tranh kính chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghép từ hàng nghìn tấm ảnh nhỏ của bác.

Nhóm tác giả đã sưu tầm các bức ảnh chân dung của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại các sự kiện, hoạt động trên các cương vị công tác khác nhau, thể hiện nhiều sắc thái cảm xúc. Mỗi tấm ảnh nhỏ gắn với một hoạt động, một câu chuyện cụ thể, khi ghép lại tạo thành chân dung của Tổng Bí thư, mang đến cho người xem những cảm xúc bất ngờ về sự hội tụ khoảnh khắc trong cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tác phẩm không chỉ được đánh giá cao bởi sự tỉ mỉ, từ việc chọn và sắp xếp hàng nghìn tấm ảnh nhỏ vào vị trí phù hợp tới từng tông màu của bức chân dung lớn, mà còn ở việc thực hiện tác phẩm trên chất liệu kính cường lực, với kỹ thuật thấu quang, tạo độ trong suốt và có độ bền vĩnh cửu.

Ông Vương Xuân Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật cho biết, việc lựa chọn chất liệu kính cường lực với độ bền cao, trong suốt, thấu quang là ý đồ của nhóm tác giả, muốn truyền tải thông điệp: Cả cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sống bình dị như những hạt phù sa lắng đọng trên con sông quê hương, qua bao gian lao thử thách đã không ngừng phấn đấu rèn luyện, trở thành "kim cương bất hoại” ngày càng sáng trong và bất tử với thời gian.

"Thông qua việc thực hiện tác phẩm, chúng tôi muốn bày lòng biến ơn vô hạn trước những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ siêu việt, nhà văn hóa tư tưởng, ngọn cờ lý luận của Đảng, người học trò xuất sắc không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã sống, chiến đấu, tận hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, non sông Đất nước!", ông Vương Xuân Nguyên xúc động chia sẻ.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng giản dị, gần gũi, vui vẻ chụp ảnh cùng bà con các dân tộc huyện Trấn Yên tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” cấp quốc gia xuân Kỷ Hợi 2019 tại Yên Bái.

13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024, trái tim của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người chiến sĩ cộng sản, nhà lãnh đạo xuất sắc, trí tuệ, bản lĩnh, một nhân cách lớn và nghĩa tình đã ngừng đập. Trong niềm tiếc thương vô hạn, Đại tá Nguyễn Văn Dũng - Trưởng phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Yên Bái đã cảm xúc viết nên bài thơ "Chia tay Bác Trọng". Báo Yên Bái xin được giới thiệu cùng bạn đọc!

Truyền dạy văn hoá cho thế hệ trẻ ở Nghĩa Lộ

Thấm nhuần quan điểm của Đảng và khắc ghi câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn quan tâm tới việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm tạo sức mạnh nội sinh để phát triển.

Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc.

Hôm nay tròn 56 năm ngày mất của 10 cô gái thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (24/7/1968 – 24/7/2024), tôi đã gặp ông - một thương binh, một chứng nhân của lịch sử hơn nửa thế kỷ trước.

Múa xòe được đưa vào truyền dạy trong trường học ở thị xã Nghĩa Lộ.

Huy động xã hội hóa các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản của thị xã Nghĩa Lộ giàu bản sắc văn hóa, đặc biệt là bản sác văn hóa dân tộc Thái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục