Kịch bản Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội hoành tráng và độc đáo

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/8/2009 | 12:00:00 AM

Chương trình đặc biệt kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội do nhóm nghệ sĩ Trọng Khôi, Lê Chức, Doãn Hoàng Giang và nhà văn Nguyễn Khắc Phục chủ biên vừa hoàn thiện, trình Chính phủ phê duyệt.

Dự kiến, đại lễ kéo dài từ ngày 1 đến 10/10/2010 với cảm hứng chủ đạo: Anh hùng- yêu nước-văn hoá và hội nhập phát triển với nhiều sự kiện văn hoá đa dạng, thể hiện sự quy tụ và tinh lọc văn hoá đất Thăng Long xưa và Hà Nội-thành phố Hoà bình ngày nay.

Đêm đại lễ 10/10 là điểm nhấn quan trọng, dự kiến có quy mô hoàng tráng nhất từ trước tới nay. Mặt nước Hồ Tây được chọn làm sân khấu chính cho đại lễ. Trong đó, đêm cuối cùng mang ý nghĩa quan trọng nhất với hai phần: Phần 1 trình diễn vở kịch Thành phố rồng bay quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phần 2 nguyên thủ quốc gia công bố thông điệp Thăng Long- Hà Nội 2010.

Dự thảo kịch bản ngày đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân.

(Theo VOV)

Các tin khác
Vân Navy vai Vân (Miss Au) trong

Hiphop chỉ du nhập vào Việt Nam vài năm nhưng giới trẻ đã bắt nhịp rất nhanh với trào lưu này. Đây cũng là lý do để các nhà làm phim mạnh dạn đầu tư cho bộ phim về đề tài giới trẻ và hiphop đầu tiên tại VN có tên "Bước nhảy xì tin". Phim sẽ phát sóng từ ngày 5/9 trong chương trình Rubic 8 - VTV3.

Đây là tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, cả chính triều và không chính triều, có tiền của đời sau đúc giả tiền của đời trước.

YBĐT - Người dân tộc Dao Nậm Lành, cũng như nhiều người Dao ở huyện Văn Chấn (Yên Bái), có nhiều phong tục, nét đẹp văn hoá đã và đang bị mai một nhưng với lễ cấp sắc thì không thể thiếu. Trong bất cứ dòng tộc, người Dao nào khi được hỏi đến lễ cấp sắc họ đều biết và hiểu tường tận về ý nghĩa của nó. Tuy nhiên những hệ luỵ của nó mang lại đang làm không ít hộ người Dao vốn đã nghèo nay lại càng nghèo thêm.

Mẹ dạy Thim làm đệm bông lau.

YBĐT - Đó là một bản sắc rất Thái trong nghề truyền thống làm đệm bông lau mà tiếng Thái gọi là “xứa nùn lau”. Song hơn cả đó là sự đảm đang, khéo léo, tinh tế của không riêng gì những phụ nữ Thái đất Mường Lò cất giữ trong “hồn lau, bóng đệm”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục