Phát triển nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu truyền thống

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/11/2007 | 12:00:00 AM

Ngày 20/11, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã phê duyệt "Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025".

NLSH sẽ góp phần cải tạo để môi trường trở nên xanh sạch, đẹp.
NLSH sẽ góp phần cải tạo để môi trường trở nên xanh sạch, đẹp.

Mục tiêu chủ yếu của Đề án là phát triển nhiên liệu sinh học (NLSH), một dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. 
 
Mục tiêu đến giai đoạn 2011-2015, nước ta làm chủ và sản xuất các vật liệu, chất phụ gia phục vụ sản xuất NLSH; ứng dụng thành công công nghệ lên men hiện đại để đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa sinh khối thành NLSH. 
 
Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn, đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước. Và tầm nhìn đến năm 2025, công nghệ sản xuất NLSH ở nước ta đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước. 
 
Có 4 nhiệm vụ chủ yếu để thúc đẩy nhanh việc thực hiện Đề án theo đúng mục tiêu đề ra: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) phục vụ phát triển NLSH; hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất NLSH; xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển NLSH và hợp tác quốc tế trên cơ sở chủ động tiếp nhận, làm chủ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựu khoa học mới trên thế giới. 
 
Theo Đề án, có 6 giải pháp chính để phát triển NLSH khả quan nhất và phù hợp với thực tế của nước ta: Đó là đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, khuyến khích thực hiện chuyển giao công nghệ và tạo lập môi trường đầu tư phát triển sản xuất NLSH; tăng cường đầu tư và đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án; tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển NLSH; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để phát triển NLSH; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm về phát triển NLSH; nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển NLSH. 
 
Để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện những giải pháp trên, nhà nước phải tạo lập được thị trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển NLSH, thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và khuyến khích họ đầu tư vào lĩnh vực này bằng những chính sách ưu đãi về vốn vay tín dụng, thuế... Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức về vai trò to lớn, bền vững của NLSH đối với môi trường và cộng đồng. 

NLSH là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động vật sinh học. NLSH được chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa...), ngũ cốc, chất thải trong nông nghiệp như rơm rạ, sản phẩm thải trong công nghiệp (mùn cưa, sản phẩm gỗ thải...). Loại nhiên liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống (dầu khí, than đá.) vì chúng có tính chất thân thiện với môi trường, sinh ra ít hàm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính và ít gây ô nhiễm môi trường hơn các loại nhiên liệu truyền thống. NLSH có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và có thể tái sinh. NLSH giúp con người giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt. 

(Theo HNMĐT)


Các tin khác

Ngày 19/11, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 170/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2//1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân (CMND).

Tính từ năm 1947, năm khởi điểm triển khai chính sách ưu đãi người có công (UĐNCC), bắt đầu với 2 chính sách ưu đãi thương binh và liệt sĩ, 3 đối tượng được thụ hưởng thì đến nay chính sách UĐNCC đã mở rộng tới 10 nhóm chính sách, với 13 đối tượng được hưởng.

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vừa ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.

Ngày 13-11, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1721/CĐ-TTg gửi Ban Bí thư, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục