Hungary phản đối lệnh cấm nhập khẩu năng lượng Nga

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/3/2022 | 10:23:54 AM

Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói rằng dù Hungary chỉ trích cuộc tấn công của Nga ở Ukraine, nhưng nước này phản đối các lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.

Thủ tướng Hungary Vitktor Orban tới London ngày 8/3.
Thủ tướng Hungary Vitktor Orban tới London ngày 8/3.

"Dù chúng tôi lên án chiến dịch quân sự của Nga và lên án chiến tranh, nhưng chúng tôi sẽ không để các gia đình Hungary phải gánh chịu cái giá của chiến tranh. Do đó, các lệnh trừng phạt không nên áp đặt đối với dầu mỏ và khí đốt”, Thủ tướng Hungary Orban cho biết sau cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Anh Boris Johnson tại London ngày 8/3.

Việc trừng phạt lĩnh vực năng lượng Nga sẽ đem lại "gánh nặng không tương xứng” đối với Hungary. Phần lớn dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu của Hungary là từ Nga và 90% các hộ gia đình Hungary sưởi ấm bằng khí đốt. Thủ tướng Orban nhấn mạnh, nền kinh tế Hungary sẽ "không thể hoạt động” nếu không có dầu mỏ và khí đốt của Nga.

Tuyên bố của Thủ tướng Hungary Orban đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố cấm toàn bộ các hoạt động nhập khẩu dầu, khí tự nhiên hóa lỏng và than từ Nga. Đây là biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với hành động quân sự của Nga ở Ukraine.

Trước đó, Thủ tướng Hungary Orban đã ký sắc lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời nhấn mạnh quyết định này là cần thiết để bảo vệ an ninh đất nước. Theo đó, Hungary - một quốc gia thành viên NATO, sẽ không gửi binh sỹ hay vũ khí tới Ukraine, không cung cấp hay cho phép trung chuyển vũ khí sát thương qua lãnh thổ Hungary tới Ukraine.

(Theo VOV)

Các tin khác
Các cử tri xuất trình giấy tờ tùy thân, chờ nhận phiếu bầu từ ban tổ chức.

Đã có 36,93% cử tri Hàn Quốc đi bỏ phiếu sớm trong 2 ngày 4 và 5/3. Đây là mức cao kỷ lục, thể hiện sự quan tâm lớn của cử tri với cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống lần này.

Binh sỹ Mali tuần tra trên đường phố tại Bamako.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kịch liệt lên án cuộc tấn công nhằm vào đoàn xe của MINUSMA tại khu vực gần Mopti, miền Trung Mali, khiến 2 binh sỹ gìn giữ hòa bình Ai Cập thiệt mạng.

Radar và thiết bị quân sự bị phá huỷ tại căn cứ Ukraine ở ngoại ô thành phố Mariupol ngày 24/2/2022.

Trên bình diện quốc tế, xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động tới kinh tế, an ninh, địa chính trị, khiến nhiều tổ chức phải thay đổi cách thức hoạt động. Dưới đây là những thay đổi lớn trong 14 ngày kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu và các loại năng lượng khác từ Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục