Huy động được hơn 2 tỷ USD cho Quỹ Ứng phó Khẩn cấp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/5/2011 | 7:39:32 AM

Quỹ ứng phó là một trong sáu nguồn thu lớn nhất của Liên Hiệp Quốc cho các nhu cầu nhân đạo, và với mức chi trung bình 400 triệu USD mỗi năm cho 82 nư.

Cộng đồng quốc tế đã tài trợ hơn 2 tỷ USD cho Quỹ Ứng phó Khẩn cẩp của Liên Hợp Quốc (CERF), để giúp giải quyết các tình huống khẩn cấp do các thảm hoạ thiên nhiên hoặc xung đột gây ra.

Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc cho rằng, đây là một cột mốc trong các nỗ lực thúc đẩy sự ứng phó quốc tế đối với các cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Số tiền này do chính phủ các nước, các tập đoàn, cá nhân và các tổ chức phi chính phủ đóng góp. Phát biểu với báo chí, người phát ngôn Liên Hợp Quốc Martin Nesirky nói: "Quỹ ứng phó được khai trương vào năm 2006 và đã trở thành một trong sáu nguồn thu lớn nhất cho các nhu cầu nhân đạo, và với mức chi trung bình 400 triệu USD mỗi năm cho 82 nước. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nói rằng, các nước thành viên đã thiết lập Quỹ Ứng phó Khẩn cấp với một lý do đơn giản, khi người dân lâm vào thảm hoạ, không có thời gian để lãng phí. Quỹ Ứng phó Khẩn cấp đã chứng tỏ là một phao cứu sinh".

(Theo VOV)

Các tin khác
Sinh viên Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến ở Gaza. Ảnh: Politico.

Cuộc biểu tình của các sinh viên đại học đang khiến Tổng thống Biden phải “đau đầu” tìm cách giải quyết, nhưng cũng có thể là lối thoát chính trị dành cho ông Trump khi có vẻ như ông chủ cũ của Nhà Trắng đang ở “kèo dưới” trong cuộc chiến pháp lý.

Nắng nóng ở Myanmar.

Theo Cơ quan khí tượng và thủy văn Myanmar, ngày 28/4 vừa qua là ngày tháng 4 nóng nhất ở Mandalay trong 77 năm qua, với nhiệt độ lên tới 44,8 độ C.

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ở Honolulu, ngày 2/5.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Australia Nhật Bản và Philippines đã có cuộc gặp tại Hawaii ngày 3/5. Các bên đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng trong thời gian tới.

Các em nhỏ thu nhặt đồ đạc sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục