Libya tuyên bố “giải phóng đất nước”
- Cập nhật: Thứ hai, 24/10/2011 | 7:59:55 AM
Ngày 24/10, tại quảng trường ở trung tâm thành phố Benghazi, phía đông Libya, Hội đồng Dân tộc Chuyển gia (NTC) đã tổ chức buổi lễ “mừng chiến thắng” và chính thức tuyên bố đất nước Libya “được hoàn toàn giải phóng”, sau 42 năm cầm quyền của ông Gadhafi.
Buổi lễ có sự tham dự của hàng chục nghìn người.
|
>> Tiết lộ mới về những phút cuối đời của Gadhafi
>> 6 điều kỳ lạ ít biết nhất về Đại tá Gadhafi
>> Kịch bản nào cho Libya, sau cái chết của ông Gadhafi?
>> Cái chết của Gadhafi tránh được một phiên tòa khó xử
Sự kiện này diễn ra ba ngày sau cái chết của ông Gadhafi trong cuộc tấn công vào thành phố Sirte, căn cứ địa cuối cùng của lực lượng ủng hộ ông này.
Tuyên bố trên mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời và tổ chức bầu Quốc hội lập hiến trong vài tháng tới. Mục tiêu mà tân chính quyền Libya để ra là thiết lập các định chế dân chủ trong năm 2013.
Lãnh đạo của NTC Mustafa Abdel Jalil nói trước đám đông rằng luật Hồi giáo sẽ là nguồn chính cho luật lệ tại Libya thời hậu Gadhafi. Ông cũng khuyến nghị người dân từ bỏ lòng thù hận khi họ bắt đầu xây dựng lại quốc gia.
Trong bài diễn văn, ông Jalil tưởng niệm hàng nghìn người biểu tình và các chiến binh chống ông Gadhafi đã thiệt mạng trong cuộc nổi dậy.
Ông cũng ngỏ lời cảm tạ các nước thành viên NATO và các quốc gia Arập đã đóng góp máy bay quân sự cho chiến dịch kéo dài nhiều tháng trời “để bảo vệ người dân Libya khỏi bị các lực lượng Gadhafi sát hại và đã giúp cho cuộc nổi dậy”.
Những cảnh báo
Trước đó, nhân tham dự một diễn đàn kinh tế thế giới được tổ chức ở Jordani, Thủ tướng lâm thời trong NTC, ông Mahmoud Jibril khẳng định là ông từ chức “vì cuộc nội chiến kéo dài 8 tháng chống Gadhafi đã kết thúc”.
Ông Jibril cảnh báo là các lãnh đạo mới tại Libya có rất ít thời gian để gạt bỏ những bất đồng nội bộ, thực hiện tiến trình chuyển tiếp.
Với nguồn dầu khí quan trọng và dân số ít, khoảng 6 triệu người, Libya có nhiều lợi thế để nhanh chóng trở thành một quốc gia thịnh vượng. Tuy nhiên, đất nước này thường xuyên trải qua những xung đột, cạnh tranh giữa các vùng và bộ tộc.
Trong thời gian qua, cuộc cách mạng Libya được tiến hành trên thực địa bởi các nhóm vũ trang không đồng nhất và kém kỷ luật, đại diện cho các thành phố khác nhau. Giờ đây, các lực lượng vũ trang này, đặc biệt là của thành phố Misrata và Benghazi, đòi chia sẻ quyền lực với tân chính quyền ở Libya.
Quốc tế cũng lên tiếng lo ngại về những tình huống xung quanh cái chết của ông Gadhafi, tạo nên một nét tương phản với bầu không khí vui mừng phấn khởi ở bên trong Libya.
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ nói Washington ủng hộ cuộc điều tra của LHQ.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Phillip Hammond cùng ngày nói vụ giết ông Gadhafi đã "bôi xấu" hình ảnh của chính phủ lâm thời Libya. “Nước Anh muốn thấy nhà cựu lãnh đạo Libya ra trước tòa trả lời trước những cáo trạng mà ông ta bị truy tố”, ông nói.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã khuyến nghị ban lãnh đạo mới ở Libya tham gia công cuộc hòa giải quốc gia và tôn trọng nhân quyền, khi họ chuyển đổi sang dân chủ sau vụ giết chết ông Gadhafi.
Tổng thống Mỹ Obama hôm qua nói NTC cần tiếp tục theo đúng những cam kết về hòa giải quốc gia và tôn trọng nhân quyền. Ông cũng kêu gọi thu hồi, kiểm kê và canh giữ an toàn các vũ khí và những chất liệu nguy hiểm, và qui tụ các nhóm vũ trang, đặt dưới quyền chỉ huy của giới lãnh đạo dân sự thống nhất.
Tại cuộc họp thượng đỉnh của các lãnh đạo EU ở Brussels, khối này đưa ra một thông cáo nói rằng EU trông mong công cuộc chuyển đổi "một cách ôn hòa, dân chủ và minh bạch" đưa tới việc thành lập một chính phủ Libya "hợp quần, qui tụ đủ mọi thành phần xã hội."
Ông Anders Fogh Rasmussen, Tổng thư ký NATO, đã đưa ra một thông cáo gọi cuộc giải phóng Libya là một "chiến thắng lẫy lừng" cho nhân dân Libya, “khơi nguồn cảm hứng cho thế giới”.
Theo dự kiến, trong những ngày tới, NATO sẽ chính thức tuyên bố kết thúc trợ giúp cho chiến dịch không kích kéo dài 7 tháng yểm trợ cho cuộc nổi dậy chống Gadhafi.
Các tin khác
Khoảng 1.000 người được cho là có thể đã thiệt mạng trong ngày 23/10 khi một trận động đất kinh hoàng tấn công vào vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ làm hàng trăm người chết, trận động đất còn san phẳng nhiều ngôi nhà và để lại một quang cảnh đầy ám ảnh với những người sống sót kêu khóc cầu cứu từ dưới đống đổ nát hoang tàn.
Cái chết của đại tá Moammar Gadhafi đặt dấu chấm hết cho chế độ cũ tại Libya, song nó không hề làm giảm những thách thức khổng lồ đang đặt ra cho chính quyền mới.
Rạng sáng 22-10 (theo giờ Việt Nam), một trận động đất mạnh 7,6 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực Nam Thái Bình Dương.
Liên Hợp Quốc và hai tổ chức nhân quyền hôm qua kêu gọi chính phủ mới tại Libya làm rõ nguyên nhân khiến đại tá Moammar Gadhafi thiệt mạng sau khi bị bắt hôm 20/10.