Bình Thuận xây dựng Đảng để phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bình Thuận, xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái) với trên 60% là dân tộc Tày; trình độ dân trí thấp, nền kinh tế thuần nông còn mang nặng tính tự túc tự cấp do vậy tỷ lệ hộ nghèo những năm gần đây chiếm tới 70%. Để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống người dân thì một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh.

Đẩy mạnh, mở rộng vùng chè kinh doanh là một trong những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã.
Đẩy mạnh, mở rộng vùng chè kinh doanh là một trong những mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã.

Muốn có tổ chức mạnh thì trước tiên cần phải có những cán bộ, đảng viên mạnh, năng động và nhiệt huyết. Đó là suy nghĩ của Bí thư Đảng ủy xã - Hoàng Duy Lăng và cũng là quyết tâm của 226 đảng viên, những người được giao trọng trách “đứng mũi chịu sào” ở 20 chi bộ thôn, bản. Để thay đổi tư duy, tạo sự chuyển biến mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như định hướng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo trẻ hóa đội ngũ cán bộ kế cận từ các khối đoàn thể cũng như nhiều xã vùng sâu, vùng cao của huyện Văn Chấn, nguồn phát triển Đảng ở xã Bình Thuận cũng gặp không ít khó khăn bởi trình độ nhận thức, trình độ văn hóa của cán bộ ban, ngành, lực lượng kế cận còn hạn chế, song công tác giáo dục tư tưởng chính trị trong cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân ở đây rất được quan tâm.

Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ các cấp được quán triệt nghiêm túc tới trên 90% cán bộ đảng viên và 70%  tổ chức quần chúng tham gia. Do vậy, đối tượng nguồn phát triển Đảng cũng được chú trọng bồi dưỡng trong các tổ chức đoàn thể đảm bảo số lượng góp phần nâng cao một bước chất lượng đảng viên.

Một tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, các nội dung sinh hoạt ở từng chi bộ đã bám sát đời sống thực tiễn của nhân dân và định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương; chủ trương khuyến khích người dân mạnh dạn, năng động trong phát triển kinh tế, xóa đói, làm giàu. Nghị quyết đúng, hợp lòng dân đã và đang tạo được bước chuyển biến lớn trong nhận thức mọi người.

Từ thói quen phá rừng làm nương rẫy, sản xuất theo lối tự túc, tự cấp, Đảng bộ xã đã vận động nhân dân ổn định cuộc sống, định canh định cư khai phá ruộng nước, đầu tư phân bón và áp dụng KHKT vào sản xuất thâm canh với việc đưa trên 80% giống mới vào gieo trồng; chỉ đạo, hướng dẫn người dân triển khai thí điểm và nhân ra đại trà cây đậu tương, rau màu và ngô đông trên chân ruộng hai vụ và những triền đất dốc; khắc phục những diện tích lúa bị chết trong đợt rét đậm rét hại không có khả năng phục hồi thay bằng rau màu sao cho đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, khôi phục lại sản xuất trong đợt rét đậm vừa qua.

Việc đẩy mạnh cơ cấu giống mới và thâm canh tăng vụ đã góp phần giảm số hộ nghèo toàn xã xuống còn 51,32%. Từ chỗ thường xuyên phải nhận trợ cấp đến nay, Bình Thuận đã chủ động đảm bảo được an ninh lương thực tại chỗ cho đồng bào; đời sống vật chất, tinh thần của người dân đang dần được cải thiện. Gần 40% số hộ có đời sống khá giàu, diện mạo nông thôn miền núi đã có bước đổi thay rõ nét.

Sức mạnh của sự đồng thuận thống nhất cao trong hệ thống Đảng và nhân dân, nhất là sự vận dụng linh hoạt, hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở đã khơi dậy nguồn lực trong dân tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở, đời sống văn hóa bằng việc ra mắt làng bản văn hóa; thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ các hủ tục lạc hậu trong đời sống; đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế và các vấn đề phúc lợi xã hội.

Chi bộ Đảng được củng cố và bố trí phù hợp, chất lượng sinh hoạt được nâng cao là yếu tố để Bình Thuận phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII, phấn đấu đến năm 2010 giảm số hộ nghèo xuống dưới 20% theo tiêu chí mới; bình quân thu nhập đầu người đạt 6 triệu đồng/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,2% trở lên.

Thanh Tân

Các tin khác

YBĐT - Trạm Tấu (Yên Bái) hiện có 1082 đảng viên, sinh hoạt tại 30 chi, Đảng bộ cơ sở và 89 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Huyện ủy Trạm Tấu đã xây dựng Kế hoạch số 62-KH/HU về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và triển khai tới tất cả các chi, Đảng bộ cơ sở và đảng viên thông qua các đợt sinh hoạt.

Lãnh đạo xã Nghĩa An hướng dẫn nông dân cách trồng rừng.

YBĐT - Sau khi sáp nhập, Nghĩa An là một trong những xã nghèo của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Toàn xã có 571 hộ, với 2700 nhân khẩu, trong đó dân tộc Thái chiếm 95%. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ - thương mại chậm phát triển. Trong khi đó, diện tích đất trống đồi núi trọc bị bỏ hoang hoá, dân khai hoangvà sản xuất theo kiểu tự phát, người dân thiếu việc làm, không có thu nhập nên chuyện bữa đói bữa no xảy ra thường xuyên, đời sống rất khó khăn. Những năm đó, tỷ lệ hộ đói chiếm trên 54%.

YBĐT - Nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên luôn là một nhiệm vụ được Đảng bộ huyện Văn Yên (Yên Bái) đặc biệt quan tâm, nhằm phát huy tốt vai trò của tổ chức Đảng, đặc biệt là tổ chức Đảng ở cơ sở trong việc lãnh đạo nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đưa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực trong cuộc sống.

YBĐT - Trung Tâm là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên (Yên Bái). Toàn xã có 13 thôn bản, 784 hộ dân, 3.874 nhân khẩu, gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 70 dân số là dân tộc Dao. Cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, nhưng do địa hình đồi núi nên diện tích đất ruộng của cả xã chỉ có 66 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục