Lối thoát cho cây cà-phê

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/6/2010 | 1:43:49 PM

Những tháng đầu năm 2010, giá cà-phê trong nước sụt giảm liên tục, khiến người trồng cà-phê và các doanh nghiệp sản xuất bị thua lỗ nặng. Ngành cà-phê đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài thiếu vốn, cái khó lớn nhất là thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau. Việc thành lập ban điều phối quốc gia cà-phê Việt Nam là một cách giải quyết.

Ngày 13-4 vừa qua, Chính phủ ban hành Quyết định số 481 về hỗ trợ tạm trữ cà-phê niên vụ 2009-2010; thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân sản xuất cà-phê thông qua đại diện hợp pháp là Hợp tác xã, Hội Nông dân, được bảo đảm có lãi 30%. Các tổ chức tín dụng bảo đảm cho doanh nghiệp vay đủ vốn tương ứng với số lượng cà-phê mua tạm trữ được phân bổ. Doanh nghiệp cam kết thu mua cà-phê của nông dân với giá tối thiểu bằng giá sàn do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, bảo đảm nông dân có lãi tối thiếu 30%.


Hiệp hội Cà-phê ca-cao Việt Nam cho biết, sau hai tháng triển khai, đến thời điểm này, các doanh nghiệp mới chỉ mua được hơn 10 nghìn tấn, trong tổng số 200 nghìn tấn cà-phê dự kiến mua và có khả năng không đạt số lượng đề ra do giá cà-phê trên thị trường tăng cao. Trong khi đó, sáu tháng đầu năm cả nước đã xuất khẩu hơn 600 nghìn tấn cà-phê, trị giá hơn 700 triệu USD, giảm 15% về lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009 và dự kiến giá trị xuất khẩu cà-phê năm nay chỉ đạt 1,1 tỷ USD, giảm 40% so với năm 2009. Một số doanh nghiệp được chỉ định mua cà-phê tạm trữ vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng.


Theo nhiều đại diện doanh nghiệp thì buôn bán cà-phê không tuân theo một quy luật cung-cầu, mà nó ảnh hưởng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính. Chúng ta kinh doanh cà-phê nhưng không chủ động được vốn, ảnh hưởng lớn đến khâu mua, bán. Hiện nay, khó khăn nữa là các nhà kinh doanh cà-phê ở nước ngoài đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ đã đến tận gốc của cây cà-phê và họ có một thế mạnh hơn hẳn ta là vốn và thị trường.


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 530 nghìn ha cà-phê, sản lượng hằng năm từ 755 nghìn đến một triệu tấn nhân cà-phê. Tuy nước ta có sản lượng cà-phê Robusta lớn nhất thế giới, nhưng không có khả năng chi phối giá cả thị trường. Nguyên nhân là do ngành cà-phê chưa thiết lập được hệ thống chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp, phụ thuộc 26 đầu mối là các hãng và doanh nghiệp nước ngoài mua trực tiếp. 168 doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê thiếu chia sẻ thông tin, không thống nhất được với nhau về phương thức tiêu thụ, giá cả xuất khẩu, tranh mua, tranh bán. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ thành lập Ban điều phối Quốc gia Cà-phê Việt Nam, với nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ ban hành, thực hiện các cơ chế chính sách, theo dõi tình hình diễn biến giá cả, điều hành hoạt động xuất khẩu cà-phê có hiệu quả và kịp thời. Trong cơ chế thị trường, không thể dùng các biện pháp điều chỉnh theo hướng áp đặt. Nhưng thông qua hiệp hội và các chính sách đặc biệt về vốn, tạm trữ khi giá thấp..., có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, chúng ta sẽ tạo được sức mạnh và từng bước chủ động về thị trường giá cả.


Ngoài ra, phần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân tốt hơn là để các doanh nghiệp, ngân hàng cho vay bằng thế chấp cà-phê. Chính phủ nên hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là vấn đề tỷ giá USD, để các doanh nghiệp xuất khẩu cà-phê có thể tính toán dài hạn, ổn định. Trước mắt, các doanh nghiệp cần dự báo chính xác thị trường, có sự phối hợp tốt và có chiến lược cụ thể để tránh rủi ro trong thời gian tới.

(Theo ND)

Các tin khác
Các đại biểu đại hội Đảng bộ cơ sở biểu quyết thông qua những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ mới.

YBĐT - Có thể khẳng định, đại hội chi, Đảng bộ cơ sở huyện Lục Yên nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã thành công tốt đẹp. Tất cả 60/60 chi, Đảng bộ đã bầu được 401 cấp ủy viên vào khóa mới, trong đó tỉ lệ nữ chiếm 18%. Để có được thành công đó, trước hết phải nói đến công tác chuẩn bị nhân sự cấp ủy cơ sở khóa mới đã được cấp ủy lãnh đạo chặt chẽ và thực hiện đúng trình tự. Đối với các chi, Đảng bộ cơ quan, đơn vị, các đồng chí thủ trưởng đều được cơ cấu bầu giữ chức bí thư chi, Đảng bộ.

Khắc phục các điểm sạt lở trong mùa mưa bão là công việc thường xuyên của ngành giao thông - vận tải nhằm bảo đảm giao thông thông suốt. (Ảnh: Đức Thành)

YBĐT - Cuối tháng 5, Đảng bộ Sở Giao thông - Vận tải Yên Bái đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ban chấp hành khóa mới của Đảng bộ Sở trúng cử với số phiếu cao. Đồng chí Đỗ Văn Dự - Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải được bầu lại giữ chức Bí thư Đảng bộ.

YBĐT - Đảng bộ Công ty Điện lực Yên Bái có 13 chi bộ trực thuộc với tổng số 140 đảng viên. Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, phát huy sức mạnh tập thể, lãnh đạo doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh điện năng và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực và sức chiến đấu cho các tổ chức Đảng cơ sở cũng như cán bộ, đảng viên toàn ngành.

YBĐT - Đảng bộ Cục Thuế tỉnh có 5 chi bộ trực thuộc, gồm 60 đảng viên. Xác định công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng có tầm quan trọng và là nhiệm vụ then chốt để nâng cao vai trò lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục