Cụ Châu "dao kéo"

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/5/2015 | 9:52:22 AM

YênBái - YBĐT - Ở vào cái tuổi 84 lẽ ra nghỉ ngơi, hưởng thụ tuổi già nhưng cụ vẫn muốn tự mình kiếm tiền lo cuộc sống hàng ngày để không làm phiền con cháu. Hơn 20 năm, cụ ông Nguyễn Ngọc Châu, ở thôn 4, xã Phúc Lộc (thành phố Yên Bái) gắn bó với nghề mài dao kéo để kiếm sống.

Ở tuổi 84, ông Châu vẫn miệt mài kiếm sống bằng nghề mài dao kéo.
Ở tuổi 84, ông Châu vẫn miệt mài kiếm sống bằng nghề mài dao kéo.

Vào một buổi chiều, tình cờ chúng tôi gặp cụ Châu trên chiếc xe đạp cà tàng với dáng vẻ mệt mỏi sau một ngày làm việc. Số tiền kiếm được trong ngày tuy không nhiều nhưng cũng đủ để cụ có được bữa cơm trưa trên đường và mua thêm tí thức ăn phụ giúp vợ chồng anh con cả cùng ăn chung bữa tối. Trừ những ngày mưa, hôm nào cũng vậy, cụ Châu dậy sớm rồi chằng buộc đồ nghề chỉ gồm một chiếc ống bơ đựng nước, chiếc ghế, viên đá mài và bắt đầu cho một ngày hành trình. Với "thâm niên" trên hai chục năm trong nghề, cụ đã tạo được rất nhiều những mối khách "ruột" trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình rồi cả mãi trên huyện Trấn Yên.

Ngày mới làm nghề, cụ Châu đạp xe đến các nhà may, hiệu cắt tóc mời mọi người mài dao kéo. Thấy tính cụ thật thà, chất phác, mọi người đều quý mến. Tuy rằng ngày nay đã có công nghệ mài dao kéo hiện đại bằng máy nhưng nhiều thợ may, thợ cắt tóc vẫn chọn cụ vì cụ mài cẩn thận, rất sắc, không bị mất lưỡi và giữ được độ bền. Mỗi ngày, cụ  chọn vài tuyến phố, ngõ ngách để đi, ít lâu sau lại quay trở lại. Cứ thế thành quen, khi cần, mọi người truyền tai nhau cứ để chờ "ông Châu dao kéo đến mài tí là xong, mà sắc lắm".

Nhiều lần, ngồi ở một chỗ mọi người mang dao kéo tới để cụ mài suốt từ sáng đến trưa mới xong. Giờ nghỉ trưa, cụ tìm đến những quán cơm bình dân ăn uống, nghỉ ngơi một chút xong rồi lại tiếp tục cuộc hành trình buổi chiều cho đến tối. Trung bình ngày nhiều, ngày ít việc cũng kiếm được từ 5 đến 7 chục ngàn đồng.  Chặng đạp xe loanh quanh các ngõ, ngách một ngày tính ra đến hàng chục cây số.

Được biết, vợ chồng cụ Châu có 7 người con đều đã trưởng thành, có gia đình riêng nhưng điều kiện kinh tế vẫn còn rất eo hẹp. Nhiều lần các con cháu không muốn cho cụ  đi làm, đem giấu chiếc xe đạp của cụ. Sau rồi cụ vẫn bắt phải mang bằng được chiếc xe về để tiếp tục hành trình vui tuổi già vì bởi: "Cái miệng còn ăn được cơm, ông trời còn cho cái sức khỏe thì tôi còn phải đi làm, không để con cháu phải lo cho mình nhiều".

Vũ Đồng

Các tin khác
Anh chị Doanh - Hòa (giữa) tại xưởng mộc của gia đình.

YBĐT - Từ một hộ gia đình nông dân nghèo khó, bằng trí óc và nghị lực vượt khó vươn lên, hai vợ chồng anh chị Hoàng Văn Doanh và Hoàng Thị Hòa ở Minh Xuân (Lục Yên) đang sở hữu khối tài sản hàng tỷ đồng, tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Anh Xứng chăm sóc vườn cam

YBĐT - Anh Hoàng Văn Xứng - người Tày, ở thôn 3 - Khe Báng, xã Đại Lịch (Văn Chấn), được biết đến là một điển hình trong phát triển kinh tế trên đất Đại Lịch. Vốn sinh ra trong gia đình thuần nông nghèo khó, ngày anh ra ở riêng, bố mẹ nghèo chẳng có gì cho ngoài mảnh đất và chỉ lên quả đồi bảo ra đấy mà khai phá làm ăn. Vợ chồng anh ra sức phát rừng, vỡ ruộng mà làm mãi cũng chẳng đủ ăn. Khi đó, ở ngay các xã lân cận trong vùng, người ta làm ăn rất khấm khá, thấy vậy anh Xứng quyết tâm ra ngoài học hỏi.

Thượng sỹ Nguyễn Ngọc Khôi.

YBĐT - Tận tụy với công việc, cương quyết, khôn khéo trước các loại hình tội phạm, biết dựa vào dân để xây dựng thế trận an ninh nhân dân, người cảnh sát khu vực Nguyễn Ngọc Khôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ở một địa bàn từng là điểm “nóng” về tội phạm ma túy với nhiều điểm mua bán ma túy của TP Yên Bái...

YBĐT - Bằng ý chí và nghị lực không cam chịu đói nghèo, nhờ chăm chỉ làm ăn, quay vòng đồng vốn trong phát triển kinh tế gia đình, chị Bàn Thị Nhâm ở thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên đã trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, với mô hình kinh tế vườn rừng, thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục