Nữ doanh nhân Yên Bái: Nhạy bén để phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/12/2020 | 7:49:57 AM

YênBái - Mở rộng hợp tác, nhạy bén trong nắm bắt thị trường chuyển đổi phương thức kinh doanh đã giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nhân nữ Hội Nữ doanh nhân tỉnh vượt qua chặng đường khó khăn do ảnh hưởng có tên đại dịch Covid-19.

Chị Bùi Thị Hà - nữ doanh nhân Câu lạc bộ Nữ doanh nhân Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm chè Suối Giàng tới khách hàng.
Chị Bùi Thị Hà - nữ doanh nhân Câu lạc bộ Nữ doanh nhân Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ giới thiệu sản phẩm chè Suối Giàng tới khách hàng.

Với chị Bùi Thị Hà - nữ doanh nhân của Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ và là chủ cửa hàng chuyên sản xuất các loại chè và buôn bán các sản phẩm nông sản của địa phương như: mật ong, gạo Séng cù, thịt trâu sấy, lợn sấy... thì Covid-19 chỉ ảnh hưởng rất ít tới kinh tế gia đình, bởi chị đã nhạy bén chuyển hướng kinh doanh. 

Vào mùa chè hàng năm, trung bình mỗi ngày gia đình chị Hà sản xuất 2 tấn chè vàng, 5 tạ chè khô phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, chị Hà tạm dừng sản xuất chè vàng chuyển đổi các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong nước. 

Chị Hà chia sẻ: "20 năm sản xuất, kinh doanh nên trong thời dịch bệnh tất cả các bạn hàng chủ động liên hệ với nhau qua điện thoại. Đối với các khách hàng, mình đều đảm bảo chất lượng, giá cả hàng hóa kinh doanh, đặt uy tín lên hàng đầu. Vì vậy, doanh thu của cửa hàng năm 2020 cơ bản ổn định”.

Chị Bùi Thị Mười sinh hoạt trong CLB Nữ doanh nhân huyện Yên Bình chuyên kinh doanh quần áo. Thời gian dịch Covid-19, nhất là trong giai đoạn thực hiện giãn cách toàn xã hội việc kinh doanh khó khăn, bởi mặt hàng này chỉ xem mẫu mã là chưa ổn, khách hàng phải đến tận nơi để thử, để lựa chọn màu sắc. Nhưng chị Mười đã chuyển sang hình thức bán hàng livestream trên mạng xã hội, những mẫu mã được chị mặc lên để khách hàng thấy màu sắc, kiểu dáng. 

"Ngoài ra, khi nhận hàng khách được kiểm tra trước khi thanh toán, nên rất thuận tiện. Vì vậy, dù tham gia bán hàng chưa lâu xong bước đầu doanh số cũng tạm ổn” - chị Mười chia sẻ. 

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với nhiều sự thay đổi, đòi hỏi những phụ nữ đứng đầu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ thích ứng với môi trường mới. Để hỗ trợ hội viên, thời gian qua, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã có nhiều hoạt động giúp các hội viên vận dụng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh, doanh của mình. 

Đặc biệt, Hội đã kết nối với Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF Vietnam) và Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ gia đình và Phát triển cộng đồng (CFSCD) tổ chức khóa tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý cho hội viên. 

Qua đó, hội viên đã được nâng cao nhận thức về: kỹ năng bán hàng hiệu quả; xây dựng thương hiệu sản phẩm; maketting sản phẩm và quảng cáo doanh nghiệp; quản lý tài chính và thực hiện tài chính theo quý, năm; lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh đáp ứng thực trạng nhu cầu bối cảnh mới; nâng cao năng lực quản lý trong thời kỳ Covid-19 và công nghệ 4.0; xác định loại hình sản xuất, kinh doanh; phương thức kinh doanh hiệu quả thông qua mạng xã hội bán hàng trực tuyến thông qua Facebook, Zalo, Messenger, trên các kênh.

Cùng đó, Hội Nữ doanh nhân tỉnh còn luôn tích cực tham gia các hội nghị các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương và hợp tác đầu tư theo các chương trình của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh với các hoạt động như: tổ chức chương trình kết nối giao thương tại Vincom Yên Bái nhân dịp tết Nguyên đán; tham gia xúc tiến thương mại tại tỉnh Hải Dương; tham gia triển lãm sản phẩm OCOP tại Quảng Ninh; tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm đặc sản vùng Tây Bắc thường xuyên tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp tại Hà Nội; giới thiệu bán hàng trên google do Hội đồng Nữ doanh nhân Việt Nam tổ chức; tham gia các Chương trình cafe doanh nhân của tỉnh...

Qua đó, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã giúp cho nữ doanh nhân có sự nhạy bén, sáng tạo riêng trong kinh doanh vượt qua thời điểm khó khăn của dịch bệnh Covid-19; trong đó, không chỉ là lợi nhuận mà còn tạo uy tín với khách hàng. Với sự nỗ lực của các doanh nhân nữ trong tỉnh đạt tổng doanh thu 10 tháng năm 2020 trên 1.500 tỷ đồng. 

Minh Huyền

Tags Yên Bái nữ doanh nhân phương thức kinh doanh mật ong Séng cù trâu sấy lợn sấy

Các tin khác

25 năm nỗ lực cho công việc, nhiều năm chị Bùi Thị Hồng Minh đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua. Đặc biệt, tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X, chị vinh dự được chọn đại diện cho giai cấp công nhân lao động tỉnh dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X tại thủ đô Hà Nội. Đây là niềm vinh dự tự hào không chỉ của chị Minh mà còn là niềm tự hào của giai cấp công nhân trong tỉnh, là động lực cho những công nhân lao động phấn đấu.

Thương binh Nguyễn Văn Đoàn chia sẻ kinh nghiệm trồng bưởi với lãnh đạo xã Vũ Linh.

Rời quân ngũ với tỷ lệ thương tật 21%, là thương binh hạng 4/4, ông Nguyễn Văn Đoàn ở thôn Làng Mấy, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình không chỉ tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội ở địa phương mà còn là tấm gương vượt lên thương tật tích cực tham gia vào phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Em Chu Lệ Ngân và Nguyễn Hảo Tâm- học sinh Trường THCS Quang Trung đem chiếc túi xách nhặt được đến trụ sở Công an phường Đồng Tâm trình báo và giao nộp cho Công an phường.

Ngày 4/12, Công an phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái tiếp tục ghi nhận thêm 2 trình báo nhặt được của rơi trả người đánh rơi.

Bà Triệu Thị Nhậy (giữa) trao đổi về các sản phẩm thổ cẩm với chị em phụ nữ.

Hơn 20 năm qua, trong gần 70 năm cuộc đời đến nay, lặng lẽ mà bền bỉ, người phụ nữ ấy từng chút một nỗ lực làm sống lại, nâng lên những cung bậc mới cho bản sắc văn hóa dân tộc mình khiến nó vừa trở thành phổ biến vừa có tính nghệ thuật trong cuộc sống cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục