Đi đầu trên trận tuyến mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/7/2021 | 7:37:23 AM

YênBái - Sau chiến tranh biên giới năm 1979, ông Nhâm Văn Cheng trở về quê nhà thuộc xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn với thương tật nặng, mất 81% sức khỏe. Nhưng với bản lĩnh, ý chí của người lính Cụ Hồ, ông Cheng đã cùng gia đình gây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm.

Ông Nhâm Văn Cheng thu hái chè cùng gia đình.
Ông Nhâm Văn Cheng thu hái chè cùng gia đình.

Trong cái nắng hè oi ả cuối tháng 6, chúng tôi đến thăm gia đình thương binh hạng 1/4 Nhâm Văn Cheng ở thôn khe Sừng, xã Tân Thịnh. Ông Cheng đang cặm cụi hái chè cùng vợ. Vườn chè Phúc Vân Tiên xanh tốt rộng trên 4.000 m2, nằm bên cái ao lớn. Phía trước là ngôi nhà sàn rộng thênh thang với hàng cau xanh mát và vườn cam trên 300 gốc đã nấp ló những chùm quả mọng. 

Trò chuyện với chúng tôi, ông Cheng chia sẻ: "Trở về địa phương năm 1981, tôi lấy bà Nguyễn Thị Ngắn trong điều kiện kinh tế khó khăn, sức khỏe yếu, chỉ có thể phụ giúp gia đình làm việc vặt, nuôi dạy con cái trưởng thành". 

Năm 2003, khi chuyển lên thôn Khe Sừng định cư, ông Cheng nhận thấy nơi đây có tiềm năng để phát triển mô hình kinh tế tổng hợp nên thuê người san gạt đào ao thả cá, trồng cam, trồng chè. Trồng chè trung du hiệu quả thấp, ông quyết định chuyển sang trồng chè Phúc Vân Tiên. Đất không phụ công người, trên diện tích đất hơn 1,5 ha đã được phủ xanh bằng các loại cây trái. Mô hình kinh tế của gia đình ông Cheng hiện cho thu nhập khá ổn định, trung bình 400 triệu đồng/năm. 

Là người dám nghĩ dám làm, để tiện cho việc chế biến chè, ông Cheng tìm hiểu, đầu tư mua máy sao chè về tự sản xuất chè sạch. Với diện tích 4.000m2 chè Phúc Vân Tiên, gia đình ông áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, hoàn toàn thu hái bằng tay và sản xuất trong ngày nên chất lượng chè rất cao. Sản phẩm chè làm ra được tiêu thụ hết với giá trên 100.000 đồng/kg chè khô. 

Nói về người thương binh Nhâm Văn Cheng, ông Nguyễn Văn Thiết - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thịnh khẳng định: "Ông Cheng là một hội viên ưu tú, tiêu biểu về ý chí, nghị lực vươn lên chiến thắng bệnh tật. Với mô hình phát triển kinh tế và những hoạt động tích cực của ông đã thể hiện tinh thần thương binh tàn nhưng không phế. Đây là tấm gương sáng, là mô hình điểm để cán bộ, hội viên và nhân dân học tập và noi theo”. 

Ở tuổi 62, với những nỗ lực trong phát triển kinh tế và hoạt động hội, nhiều năm liền ông Cheng đã được Hội Cựu chiến binh tỉnh và Hội Cựu chiến binh huyện Văn Chấn tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đặc biệt năm 2019, ông đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, vượt khó vươn lên chiến thắng thương tật, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội. 

Trần Van

Tags Tân Thịnh huyện Văn Chấn phát triển kinh tế nêu gương trận tuyến mới thương binh Nhâm Văn Cheng

Các tin khác
Phòng Giao dịch Cảm Ân thuộc Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Yên Bình Bắc Yên Bái.

Giám đốc Phòng giao dịch Cảm Ân thuộc Ngân hàng Agribank Bắc Yên Bái Chi nhánh huyện Yên Bình mới đây đã giúp một khách hàng thoát khỏi một vụ lừa đảo công nghệ cao với số tiền 12 triệu đồng. Đây là lần thứ 4 trong năm 2021, cán bộ, nhân viên Agribank Bắc Yên Bái kịp thời tư vấn, hỗ trợ giúp khách hàng tránh được hành vi lừa đảo này.

Chị Trần Thị Tâm - nhân viên bán xăng, người nhặt được của rơi (ngoài cùng bên trái) chứng kiến Công an thị trấn Thác Bà trao lại chiếc ví cho chủ nhân.

Vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 25/6/2021 trong khi đang làm việc tại cây xăng Tân Mai (thuộc tổ dân phố 3, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình) chị Trần Thị Tâm - nhân viên bán xăng phát hiện một chiếc ví rơi tại khu vực cây xăng. Ngay sau đó, chị Tâm đã mang chiếc ví đến trình báo và bàn giao lại cho Công an thị trấn Thác Bà.

Bí thư Chi bộ bản Tông Co 1, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ Lò Thị Kim (phải) thường xuyên nắm bắt tâm tư của quần chúng nhân dân.

Phát triển Đảng ở khu dân cư luôn là vấn đề khó ở nhiều địa phương nói chung. Khu vực nông thôn, nhất là khu vực nông thôn miền núi - nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Yên Bái, câu chuyện ấy càng nhiều thách thức. Nữ Bí thư Chi bộ người dân tộc Thái, Lò Thị Kim đã cùng cấp ủy tháo gỡ được khó khăn này.

Bác sỹ Đỗ Trung Kiên (phải) và bệnh nhân Hoàng Thị Thủy -người được cứu sống nhờ việc hiến máu kịp thời của bác sĩ Kiên.

Nhờ sự tiếp máu kịp thời của bác sỹ Đỗ Trung Kiên - Khoa Hồi sức cấp cứu nhi- Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, bệnh nhân Hoàng Thị Thủy đã vượt qua cơn nguy kịch, ca phẫu thuật thành công, sức khỏe hiện tại ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục