YênBái - Tham gia kháng chiến chống Mỹ, ngoài những vết thương do bom đạn của kẻ thù, ông Lương Văn Duy - Chi hội trưởng Chi hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin phường Yên Thịnh- xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái còn nhiễm chất độc da cam/dioxin. Tuy tuổi cao nhưng ông vẫn luôn tận tâm với công tác Hội.
|
Ông Lương Văn Duy trao quà cho nạn nhân chất độc da cam tại phường Yên Thịnh.
|
Chi hội có gần 20 hội viên và con em của họ. Quá trình công tác, ông Duy thường xuyên thăm hỏi, chia sẻ với hội viên bởi "Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ". Họ không đủ sức khỏe để lao động, thường xuyên đau ốm lại phải chăm sóc các con bị dị tật, chi phí thuốc men tốn kém là những nguyên nhân khiến đói nghèo đeo bám.
Ông Duy cho biết: "Tuổi đã cao, tôi cũng muốn nghỉ ngơi nhưng mong muốn được giảm bớt gánh nặng cho những nạn nhân chất độc da cam nên tôi vẫn cố gắng". Từ năm 2010 đến nay, ông Duy là Trưởng Ban Liên lạc Quân khu Trị Thiên. Cùng với Ban Liên lạc, ông và đồng đội nhiều lần thăm lại các chiến trường xưa - nơi diễn ra các trận đánh ác liệt như: Sân bay Phú Bài, căn cứ Đồng Lâm, Thành cổ Quảng Trị, hay viếng các đồng đội nay nằm lại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn. Ban Liên lạc Quân khu Trị Thiên cùng với Hội Cựu chiến binh tỉnh, các địa phương cũng thường xuyên hỗ trợ gia đình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, tổ chức đưa đón hài cốt 10 liệt sĩ các từ các chiến trường xưa, từ các nghĩa trang về với quê nhà.
Ngoài ra, ông Duy còn rất tích cực hỗ trợ giải quyết các chế độ chính sách cho hội viên. Cụ thể như trường hợp ông Nguyễn Văn Căn ở thôn Đồng Gianh, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tham gia chiến đấu tại Quảng Trị và bị địch bắt tù đày.
Ông Căn được trao trả tự do theo Hiệp định Paris. Sau một thời gian điều dưỡng tại Hải Phòng, ông Căn xin phục viên về địa phương với giấy chứng nhận thương tật 18% và bị mù hai mắt, cháy sạm bên tai trái. Khi Nhà nước ban hành chế độ cán bộ kháng chiến bị địch bắt tù đày, ông đã nhiều lần đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết. Biết được hoàn cảnh đó, ông Duy cùng các đồng đội tìm hiểu thủ tục giúp ông Căn.
Hết mình vì đồng đội, không nản quản ngại khó khăn, rất nhiều lần, ông Duy trực tiếp đi lại nhiều lần tới các đơn vị quân đội và các cơ quan, địa phương liên quan xác minh. Đến tháng 9/2013, ông Căn có xác nhận của Trung tâm Lưu trữ thành phố Hồ Chí Minh công nhận được trao trả tại sông Thạch Hãn (Quảng Trị) sau hiệp định Paris. Nhờ đó, ông Căn đã được Nhà nước công nhận và hưởng các chính sách của người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.
Hết lòng vì việc chung, hết lòng vì đồng đội, ông Lương Văn Duy đã được các cấp, các ngành khen thưởng, là chỗ dựa tinh thần cho những nạn nhân chất độc da cam và luôn được mọi người yêu quý.
Phùng Xuân Thịnh
(Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh, tổ 3, phường Minh Tân)
Trở về sau nhiều năm phục vụ trong quân ngũ, ông Nguyễn Văn Khát - cựu chiến binh (CCB) ở thôn 4, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên đã đầu tư hàng tỷ đồng để phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD).
Xác định rõ vai trò “cầu nối” trong việc chuyển tải chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến với mọi người dân, 17 năm làm nhân viên Đại lý thu xã Báo Đáp, bà Nguyễn Thị Thu Cống đã phát triển được gần 2.300 người tham gia BHYT hộ gia đình, BHXH tự nguyện.
Những năm qua, anh Lê Anh Linh ở thôn Toàn An, xã Đông An, huyện Văn Yên đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi hươu sao, gà thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại Thung lũng chết (Death Valley) của bang California, nhiệt độ lên tới 54,4 độ C hôm 9-7 và 10-7. Không khí khô nóng đến mức nước được thả từ máy bay chữa cháy chưa tới được mặt đất đã bốc hơi.