Hoàng Văn Nhất- gương sáng ở bản Có Thái

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/9/2021 | 11:06:01 AM

YênBái - Sau khi xuất ngũ, cựu chiến binh Hoàng Văn Nhất ở bản Có Thái, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trở thành tấm gương sáng cho mọi người dân học tập, noi theo.

Anh Hoàng Văn Nhất (đứng giữa) giới thiệu với lãnh đạo xã về chất lượng sản phẩm gạch ba vanh của gia đình.
Anh Hoàng Văn Nhất (đứng giữa) giới thiệu với lãnh đạo xã về chất lượng sản phẩm gạch ba vanh của gia đình.

Sinh ra và lớn lên ở bản Có Thái, xã Nậm Có - vùng quê nghèo của huyện Mù Cang Chải, năm 2001, chàng trai người dân tộc Thái - Hoàng Văn Nhất lên đường nhập ngũ. Đến năm 2003, anh hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về với cuộc sống đời thường. 

Là một trong những hội viên cựu chiến binh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Nhất luôn trăn trở phải làm cách nào đó để đưa cuộc sống của gia đình vươn lên thoát nghèo. Sau nhiều đêm trăn trở, nhận thấy tại quê mình bà con xây nhà, làm chuồng trại gia súc, gia cầm hầu hết phải đi mua gạch, vật liệu xây dựng ở nơi khác. 

Từ đó, anh đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải về đầu tư máy móc, chọn địa điểm xây dựng xưởng sản xuất gạch ba vanh phục vụ người dân trong vùng. 

Theo đó, với số vốn gần 200 triệu đồng, anh đã đầu tư mua máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu về sản xuất gạch ba vanh. Ban đầu, mới bắt tay vào làm, anh Nhất gặp không ít khó khăn do vừa thiếu vốn vừa thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. 

Tuy nhiên, với ý chí vươn lên, anh không chịu lùi bước trước những khó khăn đó. Anh đã dành thời gian tìm đọc các loại sách, báo hướng dẫn cách làm và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các xưởng sản xuất gạch ba vanh ở nhiều nơi tại huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ… 

Sau khi xây dựng thành công mô hình sản xuất gạch ba vanh, gia đình anh Nhất đã cung ứng khoảng 12 vạn viên gạch/năm cho người dân trong vùng. Cùng đó, anh còn kinh doanh thêm một số vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt thép, tấm lợp, ống nước, gạch men…; nhờ đó, mỗi năm gia đình anh thu nhập đạt từ 400  đến 450 triệu đồng. Ngoài ra, xưởng gạch ba vanh của gia đình anh còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập từ 4,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng. 

Anh Nhất chia sẻ: "Thời gian tới, tôi tiếp tục vay thêm vốn để mở rộng diện tích nhà xưởng và mua thêm máy móc để nâng công suất, tăng sản lượng gạch, nâng cao thu nhập cho gia đình. Đồng thời, tạo thêm việc làm, thu nhập cho các hội viên cựu chiến binh và người dân địa phương”.

Không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi, cựu chiến binh Hoàng Văn Nhất còn luôn gương mẫu đi đầu trong công tác Hội cũng như các phong trào do địa phương phát động. 

Ông Lù A Chơ - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Nậm Có nhận xét: "Cựu chiến binh Hoàng Văn Nhất là gương điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua phát triển kinh tế của Hội. Với ý chí và tinh thần dám nghĩ, dám làm, anh đã có được thành quả ngày hôm nay. Không những thế, anh Nhất còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ các hội viên khác về kinh nghiệm phát triển kinh tế, tích cực tham gia mọi hoạt động, tham gia phong trào của địa phương. Thời gian tới, Hội Cựu chiến binh xã chọn mô hình của anh làm mô hình mẫu để tuyên truyền, vận động các hội viên khác học tập và làm theo”. 

Nhờ năng động trong suy nghĩ, cách làm, gia đình cựu chiến binh Hoàng Văn Nhất từ một gia đình nghèo khó đã vươn lên thoát nghèo và trở thành hộ khá giả. Với sự thành công của mình, anh vinh dự được hội cựu chiến binh các cấp, chính quyền địa phương tặng nhiều giấy khen về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.
 Sùng A Hồng

Tags Hoàng Văn Nhất gương sáng bản Có Thái Mù Cang Chải nhập ngũ vay vốn mở xưởng

Các tin khác
Chị Trần Thị Hoàn Liên (bên phải) xuống cơ sở hướng dẫn bà con trồng dâu, nuôi tằm phát triển kinh tế.

Một cán bộ luôn nêu gương trong các hoạt động của Chi bộ và tập thể đơn vị, thực hiện tốt quyền hạn, nhiệm vụ được giao, luôn sâu sát, gắn bó với cơ sở, gần gũi với bà con nông dân, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ bà con nông dân đưa cây, con giống mới vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Người cán bộ mà chúng tôi muốn nói đến, đó là kỹ sư Trần Thị Hoàn Liên - Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên.

Đồng chí Sùng Thành Công - Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn (nay là Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha), đại diện chính quyền, nhân dân xã nhận Bằng khen của Chủ tich UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2019.

"Vùng cao" thường mặc định bởi nhiều khó khăn, với những địa phương ở nơi "cao tít hút" như Mù Cang Chải lại càng chồng chất, vậy mà nay đã có bước chuyển mình rõ nét. Đó là nhờ những cán bộ "đi ra” từ Đề án 11 sẵn sàng đối mặt công việc "nhiều như lá táo rừng" ở địa phương như Sùng Thành Công - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha.

Đồng chí Mông Thị Long Biên - Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Gần gũi, nhiệt tình, giản dị đó là cảm nhận của chúng tôi khi tiếp xúc với đồng chí Mông Thị Long Biên - Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Trưởng thôn Triệu Văn Lý trao đổi, vận động bà con chung sức làm đường giao thông nông thôn.

Vàng Ngần - thôn xa nhất của xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn - nơi cách đây 3 năm tan hoang, đổ nát khi cơn bão số 7 đi qua nay đã đổi thay rất nhiều... Một diện mạo mới, một sức sống mới đang hồi sinh với sự nỗ lực vươn lên không ngừng trên mảnh đất vùng sâu, vùng xa 100% là đồng bào Dao sinh sống. Sự hồi sinh ấy có đóng góp rất lớn của Trưởng thôn Triệu Văn Lý - Phó Bí thư Chi bộ Vàng Ngần, người được ví như "cây đại thụ" của người Dao nơi này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục