Hà Văn Vĩnh thoát nghèo từ kinh tế đồi rừng

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/9/2021 | 11:16:15 AM

YênBái - Từ một hộ nghèo, ông Hà Văn Vĩnh, dân tộc Thái, thôn Bản Lằm, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn đã vươn lên trở thành hộ khá giả trong thôn với mô hình kinh tế đồi rừng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Hà Văn Vĩnh phát tỉa, chăm sóc đồi quế.
Ông Hà Văn Vĩnh phát tỉa, chăm sóc đồi quế.

Trước đây, gia đình ông Vĩnh thuộc diện nghèo ở Bản Lằm vì đông con, diện tích đất đai, ruộng vườn ít. Năm 1992, khi Nhà nước có chủ trương giao khoán đất rừng cho nhân dân, sẵn có sức khỏe, có nhân lực, ông mạnh dạn nhận hơn 6 ha đất rừng để canh tác. 

Được cán bộ xã hướng dẫn kỹ thuật, được hỗ trợ vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, vợ chồng ông cải tạo đất rừng để trồng cấy. Đồi đất mênh mông mà sức người có hạn, phương châm của ông Vĩnh là cứ làm dần. Buổi đầu, vợ chồng ông khai phá những diện tích đồi thấp để trồng ngô, sắn, trồng chè, nơi thuận lợi nguồn nước khai phá để làm ruộng nước. Mùa nào thức ấy, có lương thực ông bán bớt lấy tiền mua gà, lợn về nuôi. Chăm chỉ làm lụng, tích góp được vốn liếng, ông Vĩnh lại đầu tư cho trồng rừng. 

Ông Vĩnh cho biết: "Ngày nhận diện tích đất rừng, thấy mênh mông nghĩ không biết mình có làm được hay không. Nhưng khi được cán bộ xã hướng dẫn, vợ chồng động viên nhau cố gắng làm, mỗi ngày một ít, rồi thì đổi công cho anh em làm giúp. Thời điểm đó cũng chỉ vay được có 5 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua gà giống về nuôi chứ không được vay nhiều hơn. Song, có thêm đồng vốn cũng là quý lắm, bởi vậy mà phải tính toán sao cho đồng vốn được sử dụng hiệu quả nhất”. 

Chăm chỉ làm ăn, quay vòng vốn vay hiệu quả, đến hạn gia đình ông trả được cả gốc lẫn lãi, tiếp tục được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế. 

Vận dụng linh hoạt phương châm lấy ngắn nuôi dài, khi rừng cây chưa khép tán thì trồng ngô, sắn, lấy lương thực chăn nuôi; khi quế khép tán thì tỉa thưa bán, mỗi năm cũng có thêm một vài chục triệu đồng lo cho các con ăn học - ông Vĩnh chia sẻ: "Những năm đầu, gia đình tôi chủ yếu là trồng keo, trồng chè, sau đó chuyển dần sang trồng quế. Năm 2015, khai thác trắng 2 ha quế thu về gần 400 triệu đồng” - ông Vĩnh cho biết thêm.

Với khát vọng vươn lên thoát nghèo, giờ đây ông Hà Văn Vĩnh đã là chủ nhân mô hình kinh tế đồi rừng với diện tích hơn 6 ha, chủ yếu là quế từ 2 đến hơn 15 năm tuổi. Ông trở thành tấm gương điển hình vượt khó lan tỏa tinh thần thoát nghèo ở địa phương.  
Thanh Tân

Tags Hà Văn Vĩnh thoát nghèo kinh tế đồi rừng Sơn Lương Văn Chấn Ngân hàng Chính sách xã hội

Các tin khác
Anh Hoàng Văn Nhất (đứng giữa) giới thiệu với lãnh đạo xã về chất lượng sản phẩm gạch ba vanh của gia đình.

Sau khi xuất ngũ, cựu chiến binh Hoàng Văn Nhất ở bản Có Thái, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải tiếp tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trở thành tấm gương sáng cho mọi người dân học tập, noi theo.

Chị Trần Thị Hoàn Liên (bên phải) xuống cơ sở hướng dẫn bà con trồng dâu, nuôi tằm phát triển kinh tế.

Một cán bộ luôn nêu gương trong các hoạt động của Chi bộ và tập thể đơn vị, thực hiện tốt quyền hạn, nhiệm vụ được giao, luôn sâu sát, gắn bó với cơ sở, gần gũi với bà con nông dân, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ bà con nông dân đưa cây, con giống mới vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Người cán bộ mà chúng tôi muốn nói đến, đó là kỹ sư Trần Thị Hoàn Liên - Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Trấn Yên.

Đồng chí Sùng Thành Công - Chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn (nay là Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha), đại diện chính quyền, nhân dân xã nhận Bằng khen của Chủ tich UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2019.

"Vùng cao" thường mặc định bởi nhiều khó khăn, với những địa phương ở nơi "cao tít hút" như Mù Cang Chải lại càng chồng chất, vậy mà nay đã có bước chuyển mình rõ nét. Đó là nhờ những cán bộ "đi ra” từ Đề án 11 sẵn sàng đối mặt công việc "nhiều như lá táo rừng" ở địa phương như Sùng Thành Công - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha.

Đồng chí Mông Thị Long Biên - Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Gần gũi, nhiệt tình, giản dị đó là cảm nhận của chúng tôi khi tiếp xúc với đồng chí Mông Thị Long Biên - Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục