Làm giàu từ nuôi dúi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/1/2022 | 1:54:31 PM

YênBái - Với quyết tâm làm giàu, chị Lý Thị Huế, thôn Đồng Lần, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đã đưa con dúi về nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ vậy, chị còn hỗ trợ các chị em ở địa phương cùng phát triển mô hình này.

Các thành viên Hợp tác xã Dược liệu và Chăn nuôi động vật rừng Cường Thịnh, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm nuôi dúi.
Các thành viên Hợp tác xã Dược liệu và Chăn nuôi động vật rừng Cường Thịnh, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm nuôi dúi.

Tỉ mỉ quan sát từng chuồng kiểm tra tình hình phát triển của đàn dúi để điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý, chị Huế chia sẻ: "Sau khi xây dựng gia đình, tôi phát triển kinh tế bằng cách chăn nuôi gà, lợn nhưng nhiều năm mà vẫn khó khăn. Tìm hiểu thị trường và tham quan học hỏi mô hình ở tỉnh Điện Biên, tôi nhận thấy nuôi dúi không tốn công sức mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đó, tôi bàn với chồng quyết tâm vay vốn, mạnh dạn đầu tư vừa chăn nuôi vừa học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật”. 

Năm 2018, với số vốn tích lũy được cùng với vay mượn, chị Huế xây dựng 100 m2 chuồng, mua 50 đôi dúi giống nuôi thử nghiệm. Chú trọng áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, đàn dúi của chị Huế phát triển tốt. 

Năm 2020, vợ chồng chị lại mở rộng chuồng trại nhập thêm 50 con dúi đực, 250 con dúi cái về nuôi. Chị Huế lắp quạt thông gió, rèm chắn gió lùa và thiết kế 200 ô rộng 50 x 50cm bằng tấm gỗ hoặc gạch lát để nuôi nhốt dúi. 

Dúi với đặc điểm là loài động vật gặm nhấm, thức ăn chủ yếu là ngô, mía, lá tre, thân cỏ... có thể tự trồng nên chị Huế chủ động được nguồn thức ăn. Một năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2 - 6 con. Dúi nuôi trong khoảng 10 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng từ 1,5 - 2,5 kg/con, giá bán 550.000 đồng/kg. 

Ngoài ra, chị Huế còn bán dúi giống từ 1 - 3 triệu đồng/cặp, tùy theo độ tuổi lớn nhỏ. 

Thịt dúi là món ăn đặc sản thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện, số lượng dúi thịt của chị Huế cung cấp không đủ nhu cầu thị trường và mỗi năm sau khi trừ chi phí, chị Huế thu về khoảng 150 - 200 triệu đồng. Cuộc sống gia đình chị đã thay đổi rõ rệt, xây được nhà khang trang và tiếp tục mở rộng chuồng trại nuôi dúi. 

Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, chị Huế còn chia sẻ kinh nghiệm giúp 4 hội viên phụ nữ trong và ngoài xã phát triển mô hình này. Chị Nguyễn Thị Hồng Thu, thôn Đồng Chuối, xã Cường Thịnh cho biết: "Gia đình tôi đang loay hoay tìm hướng để tăng thu nhập và tôi đã đến nhà chị Huế học hỏi kỹ thuật chăn nuôi dúi và sửa sang chuồng lợn cũ để nuôi 50 cặp dúi. Hơn 1 năm sau, đàn dúi của gia đình tôi đã xuất bán được 3 lứa dúi thịt và nhân lên gần 100 đôi dúi bố mẹ”. 

Để giúp các hộ hội viên nuôi dúi và trồng dược liệu tại Cường Thịnh phát triển kinh tế, năm 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hỗ trợ thành lập Hợp tác xã Dược liệu và Chăn nuôi động vật rừng Cường Thịnh. Qua đó, các thành viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình, liên kết tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. 

Theo chị Phùng Thị Hiền - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cường Thịnh, mô hình chăn nuôi dúi của gia đình chị Lý Thị Huế là một mô hình tiêu biểu trong làm kinh tế của xã và rất phù hợp với điều kiện của địa phương nên Hội Phụ nữ xã đang khuyến khích hội viên học hỏi và làm theo mô hình của chị Huế để xóa đói giảm nghèo.       
  
Minh Huyền 

Tags xã Cường Thịnh huyện Trấn Yên con dúi nuôi dúi

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục