Vũ Hữu Lê - nhà sáng chế của nông dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/1/2022 | 7:53:06 AM

YênBái - Vừa qua, ông Vũ Hữu Lê - Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà, thành phố Yên Bái vinh dự là cá nhân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; là 1 trong 6 cá nhân được vinh danh tại Lễ vinh danh “Vinh quang Việt Nam 2021” bởi những cống hiến trong lao động sản xuất, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ông Vũ Hữu Lê (thứ 2 từ trái sang) được vinh danh tại Lễ vinh danh “Vinh quang Việt Nam 2021”.
Ông Vũ Hữu Lê (thứ 2 từ trái sang) được vinh danh tại Lễ vinh danh “Vinh quang Việt Nam 2021”.

Từ một tổ hợp tác cơ khí còn nhiều khó khăn phải thu mua sắt vụn để làm vật liệu sản xuất như: cuốc, xẻng và các công cụ cầm tay thô sơ, ông Vũ Hữu Lê đã thành lập, dẫn dắt Công ty TNHH Cơ khí và Xây lắp Hồng Hà đứng vững và phát triển ở lĩnh vực chế tạo máy, chế biến nông sản phục vụ nông nghiệp - nông dân - nông thôn. 

Ông Lê tâm sự: "Xuất phát từ nông dân nên tôi hiểu sự nhọc nhằn, vất vả của nhà nông. Bởi vậy, tôi tự răn mình phải cố gắng sản xuất ra nhiều loại máy móc có tính ứng dụng cao, giá thành rẻ, bền, dễ sử dụng, dễ sửa chữa. Do vậy, nhiều năm qua, tôi đã cùng với công nhân đến các vùng sâu, vùng xa của các tỉnh trên cả nước để nghiên cứu, tìm ra những mô hình máy phù hợp cho từng nơi, từng vùng. Từ đó, tôi đã sản xuất ra nhiều máy móc được nông dân tin dùng và đặt tên là máy cơ khí ông Lê. Đồng thời, cái tên đó cũng là lời động viên và niềm tự hào để tôi cống hiến”.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất cơ khí, cùng với sự nỗ lực không ngừng học tập, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm cải tiến kỹ thuật và chế tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng và của thị trường ở từng thời điểm, ông Lê cùng các công nhân Công ty đã nghiên cứu, chế tạo nhiều máy móc, thiết bị từ công suất nhỏ đến công suất lớn, sử dụng nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha để phù hợp với từng hộ dân nhỏ, nhà máy lớn, phục vụ nhiều ngành nghề sản xuất ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Cụ thể, đối với chế biến quế là các thiết bị như: nồi chưng cất tinh dầu quế theo nguyên lý hấp, hệ thống sấy vỏ quế, máy băm cành quế, lá quế, máy chặt cành quế theo hành trình để đa dạng hóa cho các sản phẩm quế. 

Đối với cây chè là máy vò chè xanh, máy vò chè đen, boong sao chè, máy tạo hình chè, máy sấy chè, sàng chè, tách cẫng chè. 

Đối với cây dong riềng và miến dong, Công ty đã sản xuất và đưa ra thị trường máy nghiền củ dong, máy rửa củ dong, lò sấy miến dong, hệ thống lọc bột dong sạch, máy ép miến bán thủ công theo phương pháp đùn ép. 

Với cây dược liệu, đã sản xuất ra máy băm cây thuốc với kích thước độ dài khác nhau, máy nghiền và tinh lọc bột nghệ, hệ thống cất tinh dầu tự động như: tinh dầu nghệ, tinh dầu sả và một số loại tinh dầu khác… 

Ngoài ra, còn rất nhiều máy móc, thiết bị ứng dụng trên cây sắn, trồng nấm, phân bón, cây lâm nghiệp… từ loại nhỏ đến loại lớn với giá thành phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của người dân, giảm sức lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Doanh thu của Công ty năm 2021 đạt trên 8 tỷ đồng.

Dù đã 87 tuổi, nhưng ông Lê vẫn chưa cho phép mình nghỉ ngơi. Thay vào đó, ông chọn cho mình cách hưởng thụ cuộc sống năng động và có ích, tiếp tục cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho xã hội. Hàng ngày, ông vẫn tiếp tục cùng các công nhân miệt mài nghiên cứu, chế tạo những máy móc, nông cụ phục vụ cho nông dân. Đôi mắt của người kỹ sư ấy vẫn còn tinh tường, đôi chân, đôi tay vẫn còn nhanh nhẹn, khéo léo thao tác với các công cụ cơ khí và không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức. 

Hoài Anh

Tags ông Vũ Hữu Lê Huân chương Lao động hạng Nhì tổ hợp tác cơ khí máy rửa củ dong lò sấy miến dong hệ thống lọc bột dong sạch máy ép miến

Các tin khác
Các thành viên Hợp tác xã Dược liệu và Chăn nuôi động vật rừng Cường Thịnh, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm nuôi dúi.

Với quyết tâm làm giàu, chị Lý Thị Huế, thôn Đồng Lần, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đã đưa con dúi về nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ vậy, chị còn hỗ trợ các chị em ở địa phương cùng phát triển mô hình này.

Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng nhà giáo Bùi Kim Cúc vẫn miệt mài sáng tác văn chương.

Trong căn nhà nhỏ ở khu phố 3, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tôi đã gặp một người như thế: bà Bùi Kim Cúc - một giáo viên dạy Ngữ văn nhưng luôn coi sáng tác văn chương là cái “nghiệp” không thể tách rời với nghề dạy học.

Ông Phạm Quốc Hiệp chăm sóc vườn bưởi của gia đình.

Những năm gần đây, thôn 2, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ có nhiều đổi thay. 50% tuyến đường trục chính liên thôn được bê tông hóa; nhà văn hóa được sửa chữa; khu vui chơi dành cho thiếu nhi rộng rãi, khang trang; đời sống nhân dân vào diện trung bình khá. Kết quả đó có phần đóng góp của ông Phạm Quốc Hiệp - người đến nay đã 8 năm làm Trưởng thôn và 3 năm làm Bí thư Chi bộ thôn.

Mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm của đoàn viên Nguyễn Thanh Tùng ở thôn Yên Ninh, xã Hưng Thịnh.

Thời gian qua, Phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” luôn được Đoàn xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên quan tâm, chú trọng, giúp nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có việc làm, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Từ đó, xuất hiện nhiều ĐVTN làm kinh tế giỏi, liên kết, giúp đỡ nhau, phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục