Người "truyền lửa” sáng tạo cho học trò

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/4/2022 | 7:22:21 AM

YênBái - Làm cố vấn trực tiếp cho những dự án khoa học về bản sắc văn hóa dân tộc Thái vùng Mường Lò của các em học sinh đồng thời là người ưa sáng tạo với mong muốn mang lại cho học trò những giờ học hữu ích nhất có thể. Đó là cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền, người "truyền lửa" sáng tạo và tình yêu văn hóa dân tộc cho các thế hệ học trò Trường Tiểu học và THCS Lý Tự Trọng, thị xã Nghĩa Lộ.

Cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền (thứ 2, bên phải) hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề đan lát thủ công truyền thống của người Thái vùng Mường Lò.
Cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền (thứ 2, bên phải) hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghề đan lát thủ công truyền thống của người Thái vùng Mường Lò.

Say mê tìm hiểu về văn hóa dân tộc Thái vùng Mường Lò như chiều sâu văn hóa trong từng nét chữ Thái cổ, bản sắc trong nghề nhuộm vải thủ công hay nghề đan lát thủ công truyền thống…, nhiều học sinh của Trường Tiểu học và THCS Lý Tự Trọng, thị xã Nghĩa Lộ đã dày công tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo thực hiện các dự án khoa học về những nét văn hóa này và tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.

Năm học 2021 - 2022, Dự án "Lưu giữ và phát huy nét đẹp nghề đan lát thủ công gắn với bản sắc văn hóa Thái vùng Mường Lò” của hai em Nguyễn Thị Như Quỳnh và Lê Phương Anh đạt giải Nhất cấp thị xã và giải Ba cấp tỉnh. 

Năm 2019 - 2020, Đề tài "Bảo tồn và phát huy nghệ thuật chế tác khèn bè - nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò" của hai em Hà Thị Kim Tuyết, Phạm Thị Trang đạt giải Nhất cấp thị xã. Năm 2018 - 2019, Hà Thị Kim Tuyết và Phạm Thị Trang cũng triển khai Dự án "Bảo tồn và phát huy nghề nhuộm vải dệt thủ công truyền thống bằng thuốc nhuộm tự nhiên của người dân tộc Thái vùng lòng chảo Mường Lò" tham gia cuộc thi. 

Những kết quả đạt được trong các cuộc thi đã thôi thúc thêm tình yêu văn hóa và niềm say mê tìm tòi, khám phá các nét đẹp trong bản sắc văn hóa địa phương mình của các em. Và người khuyến khích, thôi thúc, vun đắp, nhân lên tình yêu văn hóa ấy cho các em cũng chính là các thầy, cô giáo trong nhà trường, trong đó phải kể đến cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền. 

Sinh ra, lớn lên và gắn bó với nghề dạy chữ trên mảnh đất Mường Lò giàu bản sắc, cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền đã sẵn trong tâm hồn tình yêu với các vẻ đẹp của văn hóa địa phương và mong muốn khơi dậy, vun đắp lên tình yêu với mảnh đất quê hương cho các học trò của mình. Khuyến khích, động viên và dày công hướng dẫn các em nghiên cứu, tìm hiểu thực tế các nét văn hóa địa phương nên các dự án mà cô Hiền hướng dẫn cho học sinh của mình tham gia các cuộc thi đều đạt chất lượng tốt. 

Năm học 2016 - 2017, dưới sự hướng dẫn của chính cô Phạm Thị Thanh Hiền, hai em Vì Văn Mạnh và Nguyễn Phương Mai đã thuyết minh về chữ Thái cổ xứ Mường Lò tham dự Cuộc thi Vận dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS cấp tỉnh và đạt giải Ba cấp tỉnh, đạt giải Khuyến khích cấp quốc gia. 

Hai cô cậu học trò Mạnh và Mai giờ đã ra trường, không còn là học trò của cô Hiền như ngày nào, nhưng thứ các em mang theo từ mái trường THCS không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là cả niềm tự hào, vốn hiểu biết về chữ Thái cổ - một nét văn hóa rất đặc sắc vẫn đã và đang được phát huy trên mảnh đất quê hương của các em. 

Trong quá trình thực hiện các dự án khoa học về bản sắc văn hóa, cô Hiền còn khơi gợi, hướng dẫn học trò phát triển rất nhiều ý tưởng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa như: tuyên truyền đến các bạn học sinh việc sưu tầm, tìm hiểu về những cuốn sách viết bằng chữ Thái cổ ở nơi mình sinh sống; dùng chữ Thái cổ ghi chép lại những câu chuyện dân gian, bài dân ca Thái qua truyền miệng; thành lập các câu lạc bộ về khèn bè, chữ Thái cổ, mây tre đan trong nhà trường… để lan tỏa nhiều hơn nữa tới các em học sinh về tình yêu văn hóa dân tộc. 

Em Hà Thị Kim Tuyết chia sẻ: "Chúng em cảm thấy tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Lò yêu dấu. Nơi đây có nền văn hóa Thái đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài những kiến thức chúng em được biết qua các bài giảng của các thầy, cô giáo, qua kiến thức thực tế thì những lần được tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS là một lần chúng em được trải nghiệm, được tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa Thái. 

Cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền là một trong hai thầy, cô giáo đã vun đắp thêm cho chúng em niềm tự hào và tình yêu với bản sắc văn hóa đó. Cũng chính cô là người cho chúng em thêm mạnh dạn, tự tin để thực hiện các dự án này và tham gia các cuộc thi”. 

Trong chuyên môn, cô giáo Hiền là người ưa sáng tạo với mong muốn mang lại cho học trò những giờ học hữu ích nhất có thể. Bởi vậy, với cô, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là điều vô cùng cần thiết. Cô đã đạt thành tích trong Cuộc thi Ứng dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy vào dạy học; Cuộc thi đồ dùng dạy học; đạt giải Khuyến khích cấp quốc gia trong Cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học” với Đề tài "Sử dụng các phần mềm trong dạy học Ngữ văn địa phương”; đạt giải Khuyến khích cấp quốc gia Đề tài "Tích hợp kiến thức liên môn trong các hoạt động ngoại khóa ở trường THCS”; hay đạt giải Ba cấp tỉnh với Đề tài "Sử dụng các phần mềm dạy học trong dạy học Lịch sử địa phương”... 

Đó là những thành quả có được từ sự nỗ lực và mong muốn truyền thụ kiến thức hiệu quả tới học trò của mình, nhất là những giờ học về Lịch sử hay văn hóa địa phương. Nhiều năm đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thị và đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2010; được tặng bằng khen của UBND tỉnh về công tác phổ cập giáo dục; có thành tích xuất sắc trong việc tham gia rất nhiều cuộc thi như: giải Nhì cấp tỉnh Cuộc thi "Tìm hiểu công đoàn Việt Nam 85 năm xây dựng và phát triển”; giải Nhì cấp tỉnh Cuộc thi "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; giải Khuyến khích cấp tỉnh Cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật Hình sự”; giải Nhất cấp tỉnh Cuộc thi tìm hiểu "Khuyến học với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập", với cô giáo Phạm Thị Thanh Hiền, đó cũng là làm gương về tinh thần rèn luyện, tự học và sáng tạo cho học trò của mình. 

Thu Hạnh

Tags Người truyền lửa sáng tạo học sinh Nghĩa Lộ cuộc thi khoa học kỹ thuật bản sắc văn hóa dân tộc Thái vùng Mường Lò Phạm Thị Thanh Hiền

Các tin khác
Hội viên cựu chiến binh xã Ngòi A thăm mô hình nuôi cá cho hiệu quả cao.

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Văn Yên đã đẩy mạnh các phong trào thi đua. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học &THCS Âu Lâu trong giờ lên lớp.

Là nữ hiệu trưởng gương mẫu, luôn đi đầu trong học tập và làm việc theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cô Huyền luôn hoàn thành tốt vai trò quản lý, xứng đáng là người đứng đầu có uy tín được tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường yêu quý, tôn trọng, học tập và làm theo đức tính cần, kiệm, liêm chính.

Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo 6 tháng cuối năm 2018 các tỉnh Tây Bắc, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. (Ảnh: tuyengiao)

18 năm là cán bộ ngành tuyên giáo của Đảng, trong đó, gần 10 năm đảm nhận chức vụ Phó Trưởng ban rồi Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn luôn để lại dấu ấn tốt đẹp với hình ảnh người cán bộ gương mẫu, sáng tạo, hết lòng với công tác tuyên giáo của Đảng.

Bí thư Chi bộ Tăng Thị Đàm (ngoài cùng bên phải) trao đổi công việc với xã viên HTX đan rọ tôm.

Các đảng viên trong Chi bộ hầu hết trạc tuổi cha, tuổi chú, nhưng ai cũng thán phục và nghiêm túc chấp hành sự điều hành của bí thư trẻ, bởi nội dung đưa ra sinh hoạt gắn liền với nhu cầu thực tế. Đó là nữ Bí thư Chi bộ sinh năm 1989 Tăng Thị Đàm ở xã Phan Thanh, huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục