Hoa loa kèn - cơ duyên thoát nghèo của chị Minh

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2022 | 4:15:13 AM

YênBái - Chị Nguyễn Thị Minh, thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái biết đến cây hoa loa kèn từ người chị gái: “Chị đưa cho tôi mấy củ giống, bảo thử trồng vì ở xã Tân Thịnh chị sống có người trồng bán được. Tôi tìm đến tận nhà người trồng hoa đó để hỏi kinh nghiệm, họ lại nói đang chán vì hoa rẻ, định bỏ”.

2 sào đất soi bãi trồng hoa loa kèn của gia đình chị Nguyễn Thị Minh đem lại hiệu quả kinh tế ổn định từ 40 - 60 triệu đồng/năm.
2 sào đất soi bãi trồng hoa loa kèn của gia đình chị Nguyễn Thị Minh đem lại hiệu quả kinh tế ổn định từ 40 - 60 triệu đồng/năm.

Nghe vậy, nhưng chị Minh vẫn mua 30 củ giống với giá 60.000 đồng và người bán lại thoải mái cho thêm nên chị nhặt ít củ nữa về trồng thử 1 luống, đó là năm 2012. Sau 8 tháng, loa kèn ra hoa nhưng mỗi cây chỉ cho đúng 1 nụ duy nhất, hoa rất bé, thân cây cũng bé và ngắn. Năm ấy, mỗi nụ chỉ bán được 500 đồng, chị xác định rõ là "trồng để biết”. 

Suy nghĩ nhiều ngày, chị Minh xuống nhà chị gái ở Hà Nội chơi và đến các làng hoa tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa loa kèn. Tự tin hơn, chị có thêm quyết tâm trồng loại hoa này. Dần dần, cây hoa chị trồng đã mập hơn, cho nhiều nụ hơn, cành dài hơn, hoa to hơn sau mỗi vụ, bán giá 1.000 đồng/nụ. 

Chị Minh chia sẻ: "Có được vườn hoa bây giờ, tôi nghĩ có thể nhờ cây loa kèn hợp với đồng đất này. Về chăm sóc, khi cây cao 20 cm, tôi bón thúc phân NPK xanh để xanh cây, mập cây cùng phân NPK đỏ để nuôi hoa, nuôi củ. Lúc làm đất trồng hoa, tôi bón lót phân chuồng hoai mục và phân vi sinh”. 

Loa kèn trồng vào tháng 8 Dương lịch và đến tháng 4 năm sau mới được thu hoạch. Thời gian bán hoa kéo dài từ 1 - 2 tháng phụ thuộc mỗi năm. Cây hoa nếu gặp mưa nhiều sẽ dễ bị bệnh khô vằn và nấm. Khi cây bị nấm thì vẫn có thể tòi được mầm khác, còn nếu bị khô vằn thì hỏng luôn cả cây. 

Hết mỗi vụ, chị lấy lại được toàn bộ củ giống cũ và từ 1 củ mẹ sẽ đẻ ra thêm 2 - 3 củ con. Thường vào tháng 6 dương lịch, chị đào củ mang về, bảo quản bằng cách ủ với cát, che lưới đen, tránh để ẩm quá hoặc khô quá. Chủ động được nguồn củ giống, chị dần nhân rộng và hiện có một vườn hoa loa kèn với diện tích 2 sào đất soi bãi. 

Quá trình trồng hoa, chăm sóc hoa suốt 10 năm qua, chị Minh đã gặp rất nhiều khó khăn và cũng đã giúp chị tích lũy không ít kinh nghiệm. Vườn hoa hôm nay luôn xanh tốt, thân cây mập, nhiều nụ, hoa to đẹp là niềm vui của chị. Mỗi cây hoa không chỉ cho 1 nụ như ngày đầu mới trồng mà bình quân đã trổ từ 7 - 8 nụ. 

Chị Minh chia sẻ: "Đón nắng, đón gió tự nhiên nên hoa loa kèn có thể tươi được khoảng 15 ngày nếu thường xuyên thay nước cắm, đặc biệt là các nụ sẽ lần lượt nở hết, màu hoa trắng phớt xanh, cánh hoa dày, bông hoa to, các nụ hoa đều nhau”. 

Nhiều ưu điểm như vậy nên hoa nhà chị trồng có thị trường tiêu thụ thuận lợi với mối bán buôn ở các chợ Km 4, Km 6, Bến Đò, Nam Cường vào tận vườn đặt mua. Năm nay lại có thêm mối buôn bên phường Hợp Minh tìm đến, chị Minh cho biết. Ngoài ra, nếu có khách muốn đặt ship thì chị cũng đáp ứng nhu cầu mang đến tận nhà. 

Chị Minh rất phấn khởi vì với diện tích hoa hiện tại nhà trồng thì cứ có bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu, có thời điểm không đủ hoa bán cho khách. Hiện nay, có 5 hộ trong thôn đã mua củ giống và học hỏi kinh nghiệm trồng hoa của chị. Chị sẵn sàng chia sẻ kiến thức, loa kèn của các hộ đó trồng cũng đã phát triển tốt, cho hoa đẹp. 

Với 2 sào loa kèn này, mỗi vụ chị có lãi từ 50 - 60 triệu đồng nếu được hoa, còn nếu kém hoa thì lãi khoảng 30 - 40 triệu đồng. Hiệu quả còn ở chỗ dù cây loa kèn kéo dài 8 tháng mỗi vụ nhưng khi bắt đầu trồng hoa là chị cũng trồng xen rau cải và dưa chuột. Lứa rau cải trồng xen sẽ được thu hoạch sau đó 1 tháng, dưa chuột được thu hoạch sau 35 ngày và kéo dài trong 2 tháng. 

Không có ý định mở rộng diện tích trồng hoa vì chị xác định chủ yếu trồng rau, nhất là quy mô này phù hợp với sức lực của 2 vợ chồng. Nhờ lòng quyết tâm, ý thức ham học hỏi và chăm chỉ lao động, vườn hoa loa kèn đã mang đến niềm vui thiết thực, nâng cao thu nhập cho gia đình chị Minh. 

Sùng Anh Đông

Tags Hoa loa kèn xã Văn Phú thành phố Yên Bái

Các tin khác
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà tận tình hướng dẫn học sinh ôn luyện.

Luôn phấn đấu sáng tạo trong công việc, luôn bên cạnh động viên, truyền lửa đam mê với môn Ngữ văn cho học trò, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà - giáo viên môn Ngữ văn, Trường TH&THCS Giới Phiên, thành phố Yên Bái đã có nhiều học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh.

Thượng úy Nông Minh Tràng (giữa) hướng dẫn các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự cho tổ tự quản về ANTT tại đền Đông Cuông

Nhiệt huyết trong công việc, gần gũi với người dân, Thượng úy Nông Minh Tràng - Trưởng Công an xã Đông Cuông, huyện Văn Yên vinh dự được lựa chọn điển hình tiên tiến duy nhất của tỉnh Yên Bái tham dự chương trình tôn vinh trưởng công an xã tiêu biểu do Bộ Công an tổ chức vào trung tuần tháng 5 tới đây.

Mô hình nuôi gà dưới tán cây quế của anh Đinh Công Thiệu.

Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, chàng trai trẻ Đinh Công Thiệu ở thôn Hợp Thành, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm xây dựng thành công mô hình nuôi gà dưới tán quế và mang lại thu nhập cao.

Đồng chí Đỗ Đức Duy (đi đầu) trên đường vào hiện trường để thị sát và trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả trận mưa lũ lịch sử tại huyện Trạm Tấu (Yên Bái), năm 2018.

Chúng tôi đã có một “vệt” dài trong chuyến công tác đến nhiều địa bàn của tỉnh Yên Bái. Thông tin và cảm xúc thì đầy đặn, trong đó có nhiều câu chuyện cảm động về đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục