Người phụ nữ Mông trung hậu đảm đang

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhận xét về chị Xú, chị Hảng Thị Dông - Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Công cho biết: "Chị Xú là hội viên tiêu biểu của chúng tôi, luôn đi đầu gương mẫu trong mọi hoạt động. Đặc biệt chị còn là một tuyên truyền viên tích cực thuộc dự án phát triển cấp thôn. Những gia đình mà chị phụ trách đều có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày”.

Khuyến nông viên của Trạm Khuyến nông huyện Mù Cang Chải hướng dẫn bà con xã Nậm Có ủ thóc giống làm mạ. (Ảnh: Sùng A Hồng)
Khuyến nông viên của Trạm Khuyến nông huyện Mù Cang Chải hướng dẫn bà con xã Nậm Có ủ thóc giống làm mạ. (Ảnh: Sùng A Hồng)

Đến thăm gia đình chị Hảng Thị Xú ở xã Bản Công, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) vào một buổi chiều tà. Chị tiếp tôi với nụ cười rạng rỡ và vừa nói chuyện vừa thoăn thoắt đan lù cở. Sinh năm 1976, nhưng trông chị có vẻ già hơn tuổi thật. Dẫu vậy, trên khuôn mặt vẫn rạng lên nét tươi tắn, đảm đang. Vì chị không nói được tiếng Kinh nên chị Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã đã trở thành phiên dịch trong câu chuyện của chúng tôi.

Qua câu chuyện, chị Xú cho biết: Năm 1998 chị xây dựng gia đình, lúc đó chồng chị mới học hết lớp 8. Với mong muốn không để chồng dở dang việc học, chị động viên anh tiếp tục học, còn chị thì xác định tích cực quán xuyến việc nhà để anh yên tâm học tập. Năm 2000 anh tốt nghiệp hệ bổ túc trung học phổ thông rồi tham gia công tác tại xã và đến năm 2003 anh lại đi học đại học tại chức.

Có thể nói, từ khi xây dựng gia đình, phần lớn thời gian chồng chị dành cho việc học tập và công tác phục vụ đồng bào. Vì thế, việc chăm sóc 2 con thơ, quán xuyến công việc nhà cửa đặt cả lên đôi vai gầy của người phụ nữ Mông hết lòng vì chồng con. Vất vả là thế, nhưng chị không kêu ca mà cứ âm thầm gánh vác. Chị kể lúc đầu nhà chỉ có 1.000m2 lúa ruộng do bố mẹ cho. Nếu chỉ bằng ấy diện tích, dù cố gắng lắm cũng vẫn không đủ ăn, thế là chị bắt tay vào khai hoang ruộng nước.

Cứ một mình san đất làm ruộng và cùng với thời gian, đến nay gia đình chị có tới gần 3.000m2 ruộng nước. Với diện tích này, chị mạnh dạn gieo cấy các giống lúa kỹ thuật, chăm sóc đầy đủ, nhờ đó hàng năm gia đình thu được trên dưới 2 tấn thóc nên không những đủ ăn mà còn dư dật đầu tư cho chăn nuôi.

Khi huyện Trạm Tấu triển khai trồng chè ra nhiều xã, một mình chị trồng được 2 ha chè, trong đó 1 ha đã cho thu hoạch. Chị ước tính mỗi tháng cũng được 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Gia đình chị giờ đã có nhiều đồ vật có giá trị như: ti vi, bàn ghế, giường tủ... và chị còn làm thêm nghề may quần áo. Cái nghề này cũng rất đông khách vào cuối năm bởi chị khéo tay lại cẩn thận từng đường kim mũi chỉ nên sản phẩm làm ra được nhiều người biết đến không chỉ bà con trong xã mà cả các xã lân cận.

Chị còn được đánh giá là một trong số ít những người phụ nữ luôn đi đầu trong công tác kế hoạch hóa gia đình. Chị biết rằng, đẻ nhiều là khổ, khổ cả mình và khổ cả con nên dù là gái hay trai cũng chỉ đẻ hai đứa, để còn cho các con ăn học.

Những suy nghĩ và việc làm của chị đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều phụ nữ trong xã noi theo như: chị Hảng Thị Chu ở thôn Kháo Chu, chị Chớ Thị Ninh ở thôn Bản Mới, chị Chớ Thị Bâu ở thôn Tà Xùa...

Nhận xét về chị Xú, chị Hảng Thị Dông - Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Công cho biết: "Chị Xú là hội viên tiêu biểu của chúng tôi, luôn đi đầu gương mẫu trong mọi hoạt động. Đặc biệt chị còn là một tuyên truyền viên tích cực thuộc dự án phát triển cấp thôn. Những gia đình mà chị phụ trách đều có những chuyển biến tích cực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày”.                       

Thu Hằng

Các tin khác

YBĐT - Xuất phát từ hai bàn tay trắng, nhờ trồng rừng mà ông Hà Đình Dế, xóm Tạ Re, thôn Thiên Tuế, thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn) trở thành triệu phú.

YBĐT - Đó là anh Nguyễn Quang Bình, bệnh binh 2/3 ở thôn 8, xã Việt Thành huyện Trấn Yên. Năm 1978, anh tham gia quân ngũ, sau đó làm giáo viên của một trường quân sự đóng tại tỉnh Cao Bằng. Năm 1987, anh Bình trở về địa phương với tỷ lệ giám định sức khỏe mất 61%. Không cam chịu cảnh đói nghèo, bằng sức lao động của mình, từ một hộ gia đình nghèo, đến nay cuộc sống của gia đình anh Bình đã khá. Đó là nhờ anh đã biết phát triển mô hình kinh tế tổng hợp.

Bác Lê Đức Hải (ngoài cùng bên trái) giới thiệu dây chuyền sản xuất chè của mình với các cán bộ Hội Người cao tuổi tỉnh và huyện Trấn Yên.

YBĐT - Câu nói đó rất xứng đáng được dành tặng cho bác Lê Đức Hải 70 tuổi, ở thôn Ngọn Đồng, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái), hội viên Hội Người cao tuổi của huyện vì bác đã có những biện pháp làm kinh tế hiệu quả, làm giàu rất chính đáng và vì những đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. Từ việc thành lập xưởng thu mua, chế biến chè, bác đã được bà con nơi đây trìu mến gọi là “ông Hải chè”.

YBĐT - Ở bản Nả Háng B, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), mọi người đều biết đến ông Lù Khua Sử - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, một người (CCB) “giỏi việc Hội, ham học tập”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục