Người cựu chiến binh làm giàu từ nuôi ba ba

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/5/2011 | 10:24:37 AM

YBĐT - Từ một hộ gia đình khó khăn, đến nay gia đình ông đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ông Sôn đã đặc biệt thành công ở mô hình nuôi ba ba và trở thành người có thu nhập lớn nhất huyện Lục Yên từ ba ba.

Được sự giới thiệu của Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lục Yên, chúng tôi đã có dịp về thăm nhà ông Hoàng Văn Sôn - CCB ở thôn 6, xã Minh Xuân vào một buổi chiều. Căn nhà sàn khang trang nằm bên cánh đồng, xung quanh là một hệ thống ao nuôi ba ba lớn. Ông Sôn năm nay gần 60 tuổi nhưng trông rất khoẻ mạnh, hoạt bát.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông anh em, cuộc sống khốn khó trăm bề, năm 1983, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, đến năm 1987 xuất ngũ trở về quê hương lập gia đình và tích cực tham gia lao động sản xuất. Trăn trở với bài toán thoát nghèo, đi nhiều nơi học hỏi về cách làm giàu, ông Sôn quyết định khai phá diện tích quanh nhà thành ao nuôi cá với sự trợ giúp của những người đồng chí thuộc Quân khu II – Yên Bình. Vậy là bao tâm huyết, sức lực ông lại đổ dồn vào việc nuôi cá, nhờ làm việc chăm chỉ và ham học hỏi nên ao cá nhà ông năm nào cũng cho thu vài tạ cá thịt.

Như một bước ngoặt của cuộc đời, năm 2005 ông Sôn tham gia vào lớp tập huấn nuôi ba ba do Bộ Thuỷ sản và Trung tâm Khuyến ngư quốc gia tổ chức ở Yên Bái. Tham gia lớp học ông đã được học hỏi nhiều kinh nghiệm quý và đặc biệt được tận mắt chứng kiến những mô hình nuôi ba ba cho thu hàng trăm triệu một năm ở nhiều nơi. Sau khoá học, ông đã quyết định vay vốn từ nhiều nguồn, cải tạo hệ thống ao cá trước đó thành một hệ thống ao nuôi ba ba, ban đầu ông nuôi 150 con ba ba giống.

Nhấp chén trà ông tâm sự: “Ngày đó nhà tôi khó khăn lắm, nhiều khi còn phải đi làm thuê làm mướn cho người trong làng. Vì vậy khi nuôi ba ba tôi đã quyết tâm bằng mọi giá sẽ thành công ở mô hình này”. Công việc chăn nuôi phát triển ngày càng thuận lợi, ông tiếp tục tăng đàn và mở rộng hệ thống ao nuôi. Hiện ông có 3 ao nuôi ba ba gồm: 1 ao nuôi ba ba gai có 14 con ba ba bố mẹ cân nặng 6-8 kg, trị giá hàng trăm triệu đồng; 1 ao nuôi ba ba thương phẩm hiện có gần 500 con và 1 ao ươm ba ba giống hàng nghìn con. Những năm gần đây mỗi năm ông đều bán hơn 1 nghìn con ba ba giống thu về hơn 30 triệu đồng và hơn tạ ba ba thịt.

Tổng thu nhập của gia đình ông từ ba ba trên 50 triệu đồng/năm. Trong số 3 loại ba ba theo ông nuôi ba ba gai là giá trị nhất bởi giá ba ba trơn và hoa chỉ khoảng 200.000 đồng/1 kg, thế nhưng ba ba gai có giá 2,5 triệu đồng/ 1kg. Để tôi được tận mắt chứng kiến đàn ba ba “cụ” của mình, ông Sôn đã xuống ao và dùng hết sức bắt lên một con ba ba gai khoảng 7kg. Ông tâm sự: “ Riêng con ba ba này có giá bán không dưới 20 triệu, giá ba ba gai rất đắt nếu nuôi với số lượng lớn sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Hiện tôi đang cố gắng tăng số lượng ba ba gai”. Ông chia sẻ, việc nuôi ba ba rất đơn giản vì thức ăn chủ yếu là cá, ốc, hến, và xác động vật chết, không hề tốn kém về thức ăn, ông cũng cho biết tới thời điểm hiện tại, ba ba phát triển rất tốt và không hề xuất hiện dịch bệnh, cả ba ba thịt và ba ba giống đều rất dễ bán, không những vậy người mua còn đặt tiền trước nhiều khi ông còn cháy hàng.

Nói về ông Sôn, Chủ tịch Hội CCB xã Minh Xuân cho biết: “Mô hình nuôi ba ba của ông Sôn đang là mô hình cho thu nhập cao nhất của các CCB trong xã. Ông nhiệt tình tư vấn cho bà con và thường xuyên cung cấp giống đến nay cũng có nhiều người làm theo ông và cho thu nhập cao”.

Không chỉ riêng nuôi ba ba mà hàng năm hai vợ chồng ông Sôn còn xuất bán hàng trăm con gà, vịt, hơn chục con lợn thịt, tận dụng đất đồi ông trồng ngô mỗi năm thu hơn tấn ngô, đồi sắn hơn 20 tấn cùng 2-3 tạ măng luồng, tổng thu ngoài ba ba mỗi năm ông cũng có ngót nghét 50 triệu đồng.

Từ một hộ gia đình khó khăn, đến nay gia đình ông đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ông Sôn đã đặc biệt thành công ở mô hình nuôi ba ba và trở thành người có thu nhập lớn nhất huyện Lục Yên từ ba ba.

           Triệu Huấn

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục