Người cựu chiến binh làm giàu từ chăn nuôi lợn

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/5/2011 | 2:58:29 PM

YBĐT - Căn nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, 2 người con đã có công ăn việc làm ổn định, nhưng hàng ngày vợ chồng ông vẫn cần mẫn chăm sóc 6 con lợn nái, trên 100 con lợn bột và một cửa hàng bán đồ nhu yếu phẩm và thực phẩm tươi sống... phục vụ bà con quanh vùng.

Ông Hòa đang chăm sóc đàn lợn.
Ông Hòa đang chăm sóc đàn lợn.

Từ chăn nuôi và làm nghề phụ sau khi đã trừ chi phí gia đình ông còn tích luỹ được gần 70 triệu đồng/năm. Đó là những thành quả sau thời gian lăn lộn tìm cách làm ăn vươn lên xoá đói giảm nghèo của cựu chiến binh Vũ Ngọc Hoà, thôn Nước Mát, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái.

Rời quân ngũ khi mới 23 tuổi, lập gia đình và ra ở riêng, được bố mẹ cho một căn nhà rộng 25 m2, 1 tạ thóc và một số đồ dùng tối thiểu, cuộc sống gia đình ông Hòa lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn khi vợ lại mang thai đứa con đầu lòng.

Ông Hòa đi làm hợp tác xã để tính điểm còn vợ chạy chợ kiếm tiền sinh hoạt. Nhiều đêm nằm không ngủ được, thương vợ bụng mang dạ chửa suốt ngày chạy chợ kiếm tiền mà cũng không đủ ăn, ông nghĩ mình còn trẻ chắn chắn phải có cách kiếm sống. Rồi vợ chồng bàn nhau làm đậu phụ, nấu rượu, ủ giá đỗ bán kết hợp chăn nuôi lợn, gà.

Nhờ chịu khó làm ăn nên cuộc sống gia đình cùng dần ổn định.  Cuộc sống của gia đình ông đổi thay hơn khi Nhà nước thực hiện Chỉ thị 05 giao đất, giao rừng cho hộ cá nhân sản xuất, tuy diện tích không nhiều nhưng cũng có thêm tư liệu để gia đình ông sản xuất.

Phát huy phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ không cam chịu đói nghèo, không sợ khó, sợ khổ ông bàn với vợ mở mang chuồng trại để chăn nuôi lợn kết hợp làm nghề phụ tận dụng phế liệu để làm thức ăn cho lợn. Có chút kinh nghiệm trong chăn nuôi kết hợp học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hộ quanh thôn xóm và tích cực tham gia học tập tại các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi của xã.

Được sự giúp đỡ về vốn của chính quyền địa phương, các đoàn thể và anh em bạn bè, năm 2004 ông xây chuồng nuôi lợn theo phương châm gối vụ mỗi lứa xuất chuồng 20 con, một năm gia đình ông bán 6 tấn lợn. Năm đầu chăn nuôi, trừ chi phí đầu tư, chi phí sinh hoạt gia đình và nuôi các con ăn học, gia đình ông cũng để ra được 20 triệu đồng. Thấy chăn nuôi có lãi ông tăng dần đàn lợn năm 2005, xuất 7 tấn lợn, 2006, 2008, xuất 10-12 tấn.

Năm 2008, ông quyết định quy hoạch lại chuồng trại, xây bể bioga và nuôi lợn nái để cung cấp giống cho gia đình. Đến nay, trang trại của gia đình ông lúc nào cũng có 6 con lợn nái và 100-120 con lợn thịt. Một năm ông xuất chuồng 3 đợt, mỗi đợt 80-100 con lợn thịt.

Sau gần 30 năm lăn lộn kiếm sống, cuộc sống gia đình ông giờ đã có của ăn của để nhưng với bản tính cần cù chịu khó, ông vẫn không ngừng học hỏi kinh nghiệm để sản xuất chăn nuôi đạt hiệu quả nhằm nâng cao hơn nữa cuộc sống gia đình và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 H.D

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục