Gương mặt người thợ giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/8/2011 | 3:22:53 PM

YBĐT - Tại Hội thi thợ giỏi Công ty Điện lực Yên Bái năm 2011, giải nhất nhóm nghề quản lý vận hành được trao cho Nguyễn Đức Tiến, công nhân đội thi của Điện lực Văn Chấn đã làm ngỡ ngàng cả Hội thi bởi thành tích đáng khâm phục của anh.

Xuất sắc vượt qua vòng loại của Điện lực Văn Chấn, đến hội thi cấp công ty, anh đã giành điểm tuyệt đối cả hai vòng thi lý thuyết và thực hành, vượt qua tất cả các thí sinh của 8 điện lực gồm những người có tuổi nghề, tuổi đời và kinh nghiệm thi đấu hơn anh rất nhiều. Phần thực hành của anh là bài thi thay bát sứ của chuỗi sứ đường dây 35 ở vị trí cột cao 12 m, có nhiều chướng ngai vật, thời gian thực hiện quy định chỉ có 15 phút.

Đây là lần đầu tiên anh tham gia ở một hội thi lớn, kinh nghiệm cọ xát chưa có,  nhưng với sự bình tĩnh, linh hoạt và kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc ở cơ sở, anh đã hoàn thành bài thi chỉ trong10 phút, về trước thời gian 5 phút.

Ngoài ra, các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thay sứ như trèo cột bằng guốc, sử dụng dây da an toàn, cách sử dụng palan xích, phương pháp hãm dây, làm tiếp đất an toàn…. được anh thực hiện nhịp nhàng, chính xác đến tuyệt đối không để mắc lỗi, mất an toàn nên được Ban giám khảo đánh giá hoàn thành bài thi xuất sắc, đạt điểm tối đa .

Thành công ở hội thi lần này là sự tiếp nối của cả quá trình phấn đấu rèn luyện của anh. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có bố làm trong ngành điện lực nên từ nhỏ Tiến đã được bố cho đi theo trên những công trình điện, làm quen với những dụng cụ, đồ nghề, thuật ngữ của ngành điện, ước mơ sau này lớn lên sẽ nối nghiệp người cha được manh nha từ những bài học đầu đời .

Năm 2001, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghề điện Sóc Sơn (Hà Nội), anh trở về quê hương Yên Bái lập nghiệp. Để nâng cao trình độ, anh xin được làm việc ở Phân xưởng Xây lắp điện là đơn vị chuyên xây dựng, sửa chữa các công trình điện. Thời gian 3 năm trải qua nhiều công trình, lang thang trên khắp các nẻo đường Yên Bái, không nề hà bất cứ việc gì, không biết thì hỏi và phải làm bằng được, anh đã tích luỹ rất nhiều kinh nghiệm của nghề xây lắp đường dây, kinh nghiệm sống cho bản thân. Tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết đã giúp anh vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mọi cám dỗ để đứng vững vươn lên.

Năm 2009, Điện lực Văn Chấn thành lập, anh trong số những người đầu tiên có mặt trong đội hình, được lãnh đạo tín nhiệm giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện khu vực Sơn Thịnh, lưới điện cũ nát, tỷ lệ tổn thất cao, giá bán thấp là những khó khăn rất khó vượt qua. Được sự đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện, sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của cả tập thể Trạm điện Sơn Thịnh, những người thuộc thế hệ “8x” nên chỉ sau 2 năm tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm xuống mức cho phép, giá bán vượt quy định, công tác quản lý vận hành đã đi vào nề nếp .

Sinh năm 1981, chàng trai tuổi Tân Dậu đang ấp ủ ước mơ được học lên đại học để góp phần xây dựng ngành điện Yên Bái, quê hương Văn Chấn - mảnh đất mà anh đã gắn bó. Được Công ty chọn đi tham dự Hội thi thợ giỏi của Tổng công ty, Tiến đang tích cực tập luyện để giành thành tích cao hơn, hy vọng tiếp tục một năm gặt hái thành công.

Kết thúc bài viết này, thay lời kết là niềm tự hào của anh Lã Công Hùng - Giám đốc Điện lực Văn Chấn khi nói về Nguyễn Đức Tiến: “Không thể có ai hơn được Tiến, một công nhân có tay nghề cao, trách nhiệm với công việc, ham mê bóng đá, đây là niềm tự hào của Điện lực chúng tôi” .

Nguyễn Trung Cao

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục