Dũng “Đồrêmí” – viên ngọc càng mài càng sáng

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/9/2011 | 9:45:24 AM

YBĐT - Trở về từ sân chơi Đồ Rê Mí, Dũng đã được các bạn cùng trường yêu quý gọi bằng những cái tên thân mật gắn với những bài hát em biểu diễn như Dũng “lỳ”, Dũng “bờm” hay Dũng “ĐồRêMí”.

Đang tải video về hoặc trình duyệt không hỗ trợ

Một Dũng “lỳ” trên sân khấu vừa can trường vừa dũng cảm đấu bò thì ở nhà em là một cậu bé rất vô tư, hồn nhiên, có đôi mắt thông minh và lém lỉnh. Nhận giải xuất sắc của chương trình ĐồRêMí 2011 nhưng Trí Dũng luôn xác định việc chính của mình lúc này là học tập. Ngay sau khi trở về từ sân chơi Đồ Rê Mí, Dũng đã phải tập trung vào việc học văn hóa để theo kịp chương trình học của các bạn ở lớp.

Dũng đến với chương trình ĐồRêMí như không hẹn trước. Sau khi nhận được giải nhì trong chương trình Liên hoan tiếng hát họa mi do thành đoàn Yên Bái tổ chức đầu năm 2011, được sự động viên của người dì, bố mẹ em mới quyết định cho em dự thi Đồ Rê Mí nhưng không đặt nhiều hy vọng. Và thật bất ngờ, Dũng đã vượt qua các vòng loại của chương trình thật nhanh chóng và nhận được sự đánh giá rất cao của Ban giám khảo với lời nhận xét: “Trí Dũng sở hữu chất giọng cao vút, trong sáng và có khả năng cảm thụ âm nhạc rất tốt. Em tự tin vượt qua những bài hát đòi hỏi kỹ thuật cao và thể hiện thành công ở những thử thách khó khăn đó".

Với giọng hát trong sáng, cao vút cùng cách ứng xử các tình huống thông minh mà hết sức dí dỏm, Đỗ Trí Dũng không chỉ gây ấn tượng với Ban giám khảo mà rất nhiều khán giả đã ấn tượng và “mê” giọng hát đầy nội lực cùng khả năng xử lý bài hát xuất sắc của em. Với ngôi vị quán quân Đồ Rê Mí 2011, Dũng đã trở thành bé trai đầu tiên trong hành trình 5 năm của chương trình Đồ Rê Mí nhận được giải thưởng cao nhất. Em là niềm tự hào không chỉ của gia đình, nhà trường mà của tất cả những khán giả đã yêu quý và ủng hộ em trong suốt thời gian qua.

Ở trường, Trí Dũng là một học sinh thông minh, sáng tạo.

Để có được thành công như hôm nay, mẹ em Dũng – chị Đinh Thị Thu Anh đã  luôn ở bên con trong suốt hành trình Đồ Rê Mí để cổ vũ, động viên, chăm sóc con. Trở về với giải thưởng cao nhất của Đồ Rê Mí, gia đình chị rất tự hào về thành tích mà con mình đã đạt được, nhưng chị cũng không quên việc quan trọng nhất lúc này của con là việc học tập văn hóa.

Trở về từ sân chơi Đồ Rê Mí, Dũng đã được các bạn cùng trường yêu quý gọi bằng những cái tên thân mật gắn với những bài hát em biểu diễn như Dũng “lỳ”, Dũng “bờm” hay Dũng “ĐồRêMí”. Ở trường, Dũng là một học sinh thông minh, sáng tạo. Năm nào em cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc và môn học yêu thích nhất của em là môn Toán. Là con trai nhưng Dũng lại rất khéo tay, em đã tự làm được rất nhiều đồ dùng và đồ chơi như chuông gió treo tại lớp học và chú gà xinh xắn... Em còn là chú nhóc hay bày ra những trò khiến các bạn cùng lớp được nhiều phen cười no bụng.

Sở hữu một giọng hát hay và khả năng ứng biến nhanh trí, vô cùng thông minh, hóm hỉnh, cậu bé người dân tộc Mường Đỗ Trí Dũng đã làm cho khán giả đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Như lời của một ban giám khảo chương trình Đồ Rê Mí nhận xét “Dũng như một viên ngọc càng mài càng sáng, càng thử thách nhiều thì bạn ấy lại càng chứng tỏ nhiều tố chất rất đáng kinh ngạc ở lứa tuổi lên 8”. Chúc cho Dũng “lỳ” sẽ ngày càng phát huy được tài năng của mình, là niềm tự hào của gia đình và quê hương Yên Bái.

Thanh Chi – Đức Toàn

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục