Người mê múa khèn ở Suối Giàng

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/9/2011 | 2:51:28 PM

YBĐT - Niềm đam mê của Sùng A Lạnh còn truyền lửa sang cho đứa con trai lớn Sùng A Chao năm nay mới 14 tuổi. A Chao học khèn cũng rất nhanh và đang háo hức với cây khèn mới vừa được bố mua tặng.

Sùng A Lạnh dạy khèn cho con trai và các cháu của mình.
Sùng A Lạnh dạy khèn cho con trai và các cháu của mình.

Xưa kia, cây khèn Mông giống như là vật bất ly thân của mỗi người đàn ông dân tộc Mông. Đi xuống chợ, đi hội, đi làm họ đều mang theo khèn. Bất cứ lúc nào rảnh rỗi là thổi khèn. Lâu ngày gặp nhau cũng múa khèn. Chàng trai nào thổi khèn hay, múa khèn giỏi thì đám con gái thích lắm.

Đời người từ thuở lọt lòng đã được nghe tiếng khèn và lúc chết đi, tiếng khèn bè cũng tiễn đưa họ về trời. Bởi thế, cây khèn Mông đã trở thành một phần quan trọng tạo nên đặc thù văn hoá của tộc người này. Ngày nay đã có nhiều phương tiện thưởng thức âm thanh của khèn Mông như ti vi, ghi âm, đĩa hình nhưng đêm đêm đi giữa bản người Mông, ta vẫn văng vẳng nghe tiếng khèn trầm bổng đó đây.

Tiếc thay, số người còn biết thổi khèn Mông giờ cũng đã thưa dần. Trong nhiều nhà người Mông cũng không thấy treo khèn như trước nữa. Thợ làm khèn cũng hiếm như bây giờ được nhìn thấy gấu trên rừng. Nhưng có một người đã hiểu được sự mai một đó và anh quyết tâm giữ lấy cái hồn khèn của ông bà để lại, đó là Sùng A Lạnh ở bản Pang Cáng, xã Suối Giàng (Văn Chấn).

 A Lạnh cho biết, anh mê khèn từ bé nhưng nhà nghèo không mua nổi cây khèn, chỉ đi thổi nhờ. Mãi đến năm 15 tuổi, anh mới làm ra tiền để tự sắm cho mình một cây khèn. Sau đó anh tìm đến ông Vàng A Sùng để xin học khèn. Thấy A Lạnh mê khèn, hơi thổi khoẻ khoắn lại tỏ ra nhanh hiểu nên ông đã dạy anh rất nhiệt tình. Ban đầu ông dạy cách nhận biết các lỗ âm. Tiếp đến là dạy động tác từng ngón tay khi điều khiển âm thanh. Khi đã thổi thành thạo các bản nhạc, ông Sùng mới dạy cho anh các điệu múa.

Giờ đây, Sùng A lạnh là người Mông duy nhất ở Suối Giàng và cũng là số ít người Mông ở Yên Bái múa được nhiều điệu khèn khó, thổi được nhiều điệu khèn, trong đó có 6 điệu thổi trong đám ma, nhiều điệu trong các nghi lễ cúng tế. Các điệu múa khèn rất khó mà anh thường biểu diễn đó là, vừa thổi khèn vừa lăn dốc, vừa thổi khèn vừa nhào lộn, trồng cây chuối thổi khèn, thổi xoay người tại chỗ tốc độ cao… Những điệu múa khèn rất khó ấy đã mang về cho anh và đội văn nghệ quần chúng xã Suối giàng 4 huy chương tại các liên hoan nghệ thuật văn nghệ quần chúng các dân tộc của tỉnh…

Niềm đam mê của Sùng A Lạnh còn truyền lửa sang cho đứa con trai lớn Sùng A Chao năm nay mới 14 tuổi. A Chao học khèn cũng rất nhanh và đang háo hức với cây khèn mới vừa được bố mua tặng. Không chỉ dạy cho con, anh còn dạy cho 4 thanh niên ở trong xã, giờ cũng đã thổi và múa được gần như mình. Dạy thanh niên học khèn, anh bảo: “Muốn thổi và múa được khèn Mông thì trước hết phải mê khèn. Mê khèn thì mới chịu khó học hỏi, rèn luyện, biểu diễn. Nhưng điều quan trọng nhất là trong người phải có đầu óc tưởng tượng thì tiếng khèn mới bay bổng được. Người muốn giỏi khèn thì cũng phải biết giữ gìn sức khoẻ, nhất là phải ít uống rượu, hút thuốc để giữ cho hơi khèn khoẻ mạnh và mới nhào lộn, xoay vòng được”.

Đúng như lời anh nói, ở cái tuổi gần 40 nhưng trông A Lạnh vẫn chắc nịch cơ bắp của người lao động và người múa khèn với tinh thần thượng võ. Hôm chúng tôi đến thăm nhà, A Lạnh vừa đi nương về nhưng vẫn ngay lập tức cho chúng tôi tận mắt thưởng thức những điệu múa khèn khó nhất.

Giữ được khèn là giữ được một nét đặc sắc của văn hoá Mông. Không những thế, khèn Mông cũng sẽ là những sản phẩm du lịch khi Suối Giàng đang trên lộ trình xây dựng thành điểm du lịch không chỉ ở vùng miền Tây của tỉnh mà còn nằm trong hành trình của tour du lịch Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu - Lào Cai. Vì thế, mong rằng, những nghệ nhân múa khèn như Sùng A Lạnh được các cấp chính quyền, trực tiếp là xã và huyện quan tâm, tạo điều kiện để họ tiếp tục truyền lửa cho thế hệ sau.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục