Nghị lực của chàng trai khuyết tật

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/11/2011 | 2:39:29 PM

YBĐT - Cần cù ham học hỏi, sau hai năm làm nghề đan tế đã đem lại cho anh Thuyên "gù" một nguồn thu nhập khoảng 15 triệu đồng mỗi năm.

Vợ chồng anh Thuyên cùng làm các sản phẩm
từ cây tế.
Vợ chồng anh Thuyên cùng làm các sản phẩm từ cây tế.

Trong ngôi nhà nhỏ chất đầy sản phẩm từ cây tế có một người phụ nữ bị tật một chân nhưng nhanh nhẹn và tháo vát, một đứa bé đang bi bô tập nói. Không ai nghĩ rằng chủ nhân của ngôi nhà này là một chàng trai liệt cả hai chân, lưng gù, ngón tay co quắp, đã từng có thời gian vì mặc cảm cơ thể tật nguyền mà sống tách biệt giữa rừng núi…

Anh là Hà Đình Thuyên, dân tộc Tày, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Sinh ra với cơ thể bình thường như bao người khác nhưng năm 13 tuổi do bị ngã từ lưng trâu xuống và bị chấn thương cột sống, hai chân liệt hẳn do vướng vào sợi dây điện bị đứt giữa đồng. “Đang khỏe mạnh bình thường, bỗng dưng thành người tàn phế, nhiều việc không làm được nữa, đi đâu bọn trẻ con cũng gọi là anh Thuyên “gù”, lúc đó mình thấy xấu hổ và mặc cảm vô cùng”, anh Thuyên nói.

Do nhà nghèo lại đông anh em, anh Thuyên không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, năm 15 tuổi, anh xin bố mẹ làm cho một ngôi lán nhỏ bằng tre nứa, lợp mái cọ ở lưng chừng núi Hán. Sống một mình giữa bốn bề rừng núi, ăn một mình, làm một mình, chỉ khi nào có việc cần thiết anh mới xuống núi.

Anh tâm sự: “Ba năm liền, chỉ khi nào có việc cần thiết lắm mình mới xuống, thỉnh thoảng người nhà mang gạo và muối lên thôi, còn lại mình vào rừng đào măng, bẫy chim. Nhưng rồi mình thấy không thể cam chịu cuộc sống như thế mãi được, chân mình hỏng  nhưng mình vẫn đi được bằng tay, vẫn làm được việc bằng tay, mình phải làm gì đấy để là người tàn nhưng không phế”. Với suy nghĩ đó, anh đã quyết định xuống núi.

Thấy anh quyết tâm làm kinh tế, người bác rủ anh về nhà ông chăn trâu, khi nào trâu đẻ thì cho anh con nghé lấy vốn mà làm ăn. Có chút vốn, anh Thuyên quyết định đi học nghề vừa phù hợp với hoàn cảnh của bản thân vừa có thể thoát khỏi đói nghèo. Vậy là chàng trai người Tày khăn khói xuống học nghề ở một làng nghề truyền thống Hà Tây (cũ).

Tại đây, hạnh phúc đã mỉm cười với anh khi chị Lê Thị Thơm, một người cùng cảnh ngộ khuyết tật cũng đang học nghề ở đây đem lòng yêu mến chàng trai thật thà, chất phác và giàu nghị lực.

Hai vợ chồng tật nguyền lại chưa có công việc ổn định, cuộc sống ban đầu thật gian nan, vất vả. Còn Thuyên, do sức khỏe ngày càng suy giảm, nên dù đã thử qua nhiều nghề như chạm khắc, khảm trai nhưng anh vẫn không thể theo được nghề nào. Bằng nghị lực của mình, anh tiếp tục mày mò tìm hướng đi cho bản thân. Thấy ở gần chỗ anh làm còn có nghề đan tế mà người dân lại phải nhập cây tế từ nơi khác về trong khi ở Văn Chấn quê anh có đồi tế bạt ngàn.

Sau một thời gian tìm nguyên liệu, tìm nơi tiêu thụ, anh cùng vợ học nghề đan tế rồi về quê lập nghiệp. Ban đầu, anh chỉ làm nhỏ lẻ, đem bán ở một số chỗ quen biết, sau anh bắt đầu mở rộng quy mô, làm với số lượng lớn và tự tìm nhiều chỗ tiêu thụ khác.

Cần cù ham học hỏi, sau hai năm làm nghề đan tế đã đem lại cho anh một nguồn thu nhập với khoảng 15 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra anh Thuyên còn trồng cây ăn quả, nuôi cá.

Đến nay, anh chị đã có một bé trai, thu nhập ổn định từ 25-30 triệu đồng/năm. Tuy chưa gọi là khá giả nhưng với một người khuyết tật như anh Thuyên thì đó là cả một sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống thật đáng khâm phục.

 Phương Thảo

Các tin khác
Ông Nguyễn Trọng Thuỷ bên những cây bưởi sai quả.

YBĐT - Ông Nguyễn Trọng Thủy ở thôn 3 Đồng Danh là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Đại Minh (Yên Bình). Ông được bà con trong thôn nể phục vì rất năng động phát triển kinh tế gia đình.

Cô giáo Nga trong giờ lên lớp.

YBĐT - Những năm qua, Trường Tiểu học An Thịnh 1 (xã An Thịnh, huyện Văn Yên) là trường có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi viết chữ đẹp, kỳ thi học sinh giỏi của huyện và tỉnh. Đạt được thành tích đó, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng của cô giáo Đồng Thị Thiên Nga.

Thầy thuốc ưu tú, bác sỹ Lê Thị Phương

YBĐT - Năm 2010, bác sỹ - cô giáo Lê Thị Phương - Trưởng phòng Đào tạo Trường Trung cấp Y tế (nay là Trường Cao đẳng Y tế) Yên Bái đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”.

Anh Bàn Thừa Hưng đang xát thóc cho bà con trong bản.

YBĐT - Anh Bàn Thừa Hưng, dân tộc Dao, Bản La Háo Tành, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn là tấm gương điển hình về quyết tâm đẩy lùi đói nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục